Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV:

Tình hình biển Ðông diễn biến khó lường

Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Như Ý
Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Như Ý
TP - Sáng 21/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.

Ở trong nước, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, tình hình biển Ðông thời gian gần đây có những diễn biến khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta.

Mặc dù vậy, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục đạt những kết quả khá toàn diện, tăng trưởng khá cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chương trình nghị sự của kỳ họp cuối năm này gồm nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019. Quốc hội sẽ nghiên cứu, phân tích, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp có căn cứ, cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tiếp tục chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, bộ luật, 4 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội nghe báo cáo về công tác đối ngoại năm 2019, trong đó có tình hình biển Đông. Quốc hội cũng tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018…

Báo cáo Quốc hội kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, nhất là mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM đang gây nguy hại đến sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền địa phương đối với sự cố môi trường, nhất là đối với các vụ cháy, nổ còn lúng túng. Ông Mẫn kiến nghị có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, theo ông Mẫn, công tác phòng ngừa, phát hiện vẫn chưa kịp thời. Việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt” chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vì thế, cử tri và nhân dân đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng.        

   “Ðề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm”.

                        Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn

      
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.