Tỉnh có tỷ lệ sở hữu ô tô lớn nhất Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Toàn tỉnh này có 99.200 phương tiện ô tô đang được quản lý. Trong đó, ô tô con chiếm gần 61%; ô tô tải chiếm hơn 33%; ô tô khách chiếm 3,34%, còn lại là xe sơ mi rơ móc, chuyên dùng…

Theo kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 2019 của Tổng cục Thống kê, tính trung bình cả nước có 5,7% tổng số hộ gia đình có ô tô. Trong đó, vùng thành thị có 9,5% hộ có ô tô, trong khi con số này ở vùng nông thôn chỉ là 3,6%.

Nếu tính chung cả thành thị và nông thôn thì các tỉnh thành có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô cao nhất là TP Hà Nội (12%), TP Đà Nẵng (10,7%) và Thái Nguyên (10,3%).

Thái Nguyên không phải là thành phố lớn, nhưng lại có tỷ lệ sở hữu ô tô cao, và là tỉnh có tỷ lệ sở hữu ô tô lớn nhất. Trung bình cứ 10 hộ ở Thái Nguyên thì có hơn 1 hộ có ô tô.

Toàn tỉnh có 99.200 phương tiện ô tô đang được quản lý. Trong đó, ô tô con chiếm gần 61%; ô tô tải chiếm hơn 33%; ô tô khách chiếm 3,34%, còn lại là xe sơ mi rơ móc, chuyên dùng…

Năm 2019, tổng số ô tô đăng ký mới trên địa bàn tỉnh là 6.266 xe; năm 2020 là 6.826 xe và năm 2021 là 7.335 xe.

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Thái Nguyên), trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có gần 1.800 xe ô tô được đăng ký mới, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 66% so với năm 2019 - thời điểm chưa Covid-19.

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thái Nguyên là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và được xác định là một trong những trung tâm vùng của các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: 3 thành phố: TP. Thái Nguyên; TP. Sông Công, TP. Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; có 178 xã, phường, thị trấn. Thái Nguyên có gần 1,3 triệu dân với nhiều dân tộc cùng sinh sống.

Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các địa phương và cửa khẩu Quốc tế: Hệ thống đường bộ với Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ mới Bắc Kạn; Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn;

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành; đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang; đường Hồ Chí Minh; đường vành đai 5; Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Kép, Lạng Sơn.


Link gốc: https://cafef.vn/tinh-co-ty-le-so-huu-o-to-lon-nhat-viet-nam-20221119082419651.chn?

Theo Nhịp sống thị trường
MỚI - NÓNG
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
Thủ tướng: Đưa tiền ra, hút tiền về phải nhịp nhàng, không giật cục
TPO - "Việc đưa tiền ra và hút tiền về phải nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" - công điện của Thủ tướng chỉ đạo về điều hành tín dụng nêu rõ.