Tham gia với tư cách khách mời trong chương trình "Talk Việt Nam" của VTV4, đội trưởng Xuân Trường của U23 Việt Nam "bắn" tiếng anh 1 tiếng đồng hồ khiến người hâm mộ không ngừng thích thú.
Tham gia với tư cách khách mời trong chương trình "Talk Việt Nam" của VTV4 đội trưởng Lương Xuân Trường của U23 Việt Nam đã nói tiếng anh suốt hơn 1 tiếng đồng hồ mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.
Trong chương trình cho một phần thú vị là Xuân Trường mô tả ngắn gọn nhưng chuẩn xác nhất về các đồng đội ở U23 Việt Nam. Nhắc về Công Phượng, Trường "Híp" mô tả đồng đội ở HAGL có nhiều kiểu tóc thời trang nhất. Hồng Duy được gọi là "Pinky Boss" (Sếp Hồng), trong khi Đức Huy được mô tả là "bạn cùng phòng ồn ào".
Xuân Trường gọi HLV Park Hang Seo là "người bố vui tính".
Phong thái lịch lãm, điềm đạm của Xuân Trường tạo cảm giác dễ gần và được nhiều người yêu mến. Buổi talkshow của Xuân Trường trên VTV4 sẽ được phát vào lúc 21h30 hôm nay (4/2).
Trước đó, Xuân Trường đã được biết đến là người rất tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiền vệ người Tuyên Quang sẵn sàng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh trước những câu hỏi từ AFC ở giải U23 châu Á, trong khi nhiều cầu thủ từ các nước khác chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Đại sứ Việt Nam Phạm Sanh Châu cũng từng có lời khen khả năng ngoại ngữ của Xuân Trường.
Được biết, Xuân Trường sinh năm 1995 tại Tuyên Quang, anh là lứa cầu thủ đầu tiên của Học viện bóng đá Hoàng Anh Ga Lai - Arsenal - JMG. Anh từng chơi cho câu lạc bộ Gangwon (Hàn Quốc) dưới hình thức cho mượn cầu thủ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai.
GS, PGS được phong tăng vọt
Ngày 31/1 và 1/2 vừa qua, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Con số này tăng 1,74 lần so với năm 2016 và 2,35 lần so với năm 2015.
Đáng chú ý, lượng GS-PGS được phong tăng một cách đột biến vào thời điểm khá “nhạy cảm”, ngay trước khi tiêu chuẩn xét duyệt giáo sư, phó giáo sư thay đổi theo chiều hướng siết chặt hơn trong thời gian tới.
Trong 85 giáo sư, có 20 người công tác trong ngành Y học. Phân nửa số người trong ngành này công tác tại các trường ĐH, học viện, còn lại công tác tại các bệnh viện. Người đứng đầu ngành y tế Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đạt chuẩn giáo sư trong đợt này.
Số người đạt chuẩn giáo sư trong lực lượng vũ trang chỉ có 4 người, trong đó khối công an có 3 người, quân đội có 1 người.
Cụ thể, số người đạt chuẩn giáo sư trong các ngành trong các ngành như sau:
1: Y học, dược học: 20 người
2: : Thủy sản, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp: 16 người
3. Toán, Vật lý, luyện kim, giao thông vận tải, mỏ, khoa học trái đất, cơ học, động lực học: 14
4. Triết học, chính trị học, xã hội học, luật học, giáo dục học, văn học, ngôn ngữ: 9 người
5. Sinh học, Công nghệ thực phẩm, Hóa học: 9 người
6. Khoa học an ninh, quân sự: 4 người
7. Xây dựng- kiến trúc: 4 người
8. Văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao: 4 người
9. Sử học, khảo cổ học: 4 người
10. Kinh tế: 1 người
(xem chi tiết tại đây)
Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi. Anh từng là phó giáo sư trẻ nhất năm 2011, khi mới 29 tuổi.
Đó là anh Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Anh Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Toán học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2008, anh bảo vệ luận án tiến sĩ Toán học với sự hướng dẫn của giáo sư Urban Cegrell, tại ĐH Umea, Thụy Điển. Năm 2013, anh bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học tại Pháp.
Trước khi về công tác tại Viên toán học, tân GS Hiệp từng công tác giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2011, anh Hiệp được phong là PGS trẻ nhất khi tròn 29 tuổi.
Anh Hiệp được xem là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.
Tính tới nay, anh và cộng sự đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện nay, anh Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.
Từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia không còn nhiệm vụ đào chính quy, không chính quy bậc cử nhân.
Điều này được thể hiện tại Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia vừa được ban hành.
Theo đó, Học viện Hành chính quốc gia có các nhiệm vụ như bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm. (xem chi tiết tại đây).