Tìm thấy hóa thạch bộ xương của chim cánh cụt khổng lồ ở New Zealand

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà khoa học đã đo và quét bộ xương, tái tạo lại chim cánh cụt khổng lồ dưới dạng mô hình 3D.
Các nhà khoa học đã đo và quét bộ xương, tái tạo lại chim cánh cụt khổng lồ dưới dạng mô hình 3D.
TPO - Một loài chim cánh cụt khổng lồ, đã tuyệt chủng sống cách đây từ 27 triệu đến 35 triệu năm ở vùng đất bây giờ là New Zealand, đã được các em nhỏ từ 10 -18 tuổi trong Câu lạc bộ lịch sử tự nhiên ở Hamilton, New Zealand phát hiện vào năm 2006 trong một lần đi săn hóa thạch, nhưng giờ mới được công bố trên một tạp chí khoa học vào tháng 9 này.

Loài chim lặn khổng lồ này cao khoảng 1,4 m, có chân và mỏ dài bất thường giống chim cánh cụt, theo các nhà khoa học gần đây mô tả nó là một loài mới được tìm thấy.

Đây là hóa thạch của bộ xương chim cánh cụt khổng lồ nhất từng được phát hiện. Ngày nay, loài chim cánh cụt lớn nhất còn sống là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri ), có thể cao tới 1,2 m và nặng tới 45 kg.

Tuy nhiên, những con chim cánh cụt khổng lồ thậm chí còn lớn hơn loài phổ biến trong thời kỳ Paleogen (khoảng 66 triệu đến 23 triệu năm trước) trên khắp đất nước Zealandia - một vùng đất liền bao gồm New Zealand và hiện chủ yếu ở dưới nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những con chim cánh cụt khổng lồ cũng gầy hơn so với chim cánh cụt hoàng đế.

Các nhà khám phá tự nhiên nhỏ tuổi của New Zealand đã phát hiện hóa thạch này khi nó nhô ra từ một khối sa thạch. Và hóa thạch này có nguy cơ bị hư hại do xói mòn đại dương. Bởi lẽ, vị trí của nó nằm ở một nơi chỉ có thể tiếp cận khi thủy triều lên và xuống.

Đồng tác giả nghiên cứu Daniel Thomas, giảng viên cao cấp về động vật học tại Massey, New Zealand cho biết, đôi chân dài hơn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của chim cánh cụt cổ đại dưới nước, giúp nó bơi nhanh hơn hoặc lặn sâu hơn.

Ông Thomas cho biết thêm, đây chắc chắn là một loài khổng lồ trong số các loài chim cánh cụt, nhưng loài này còn là biểu tượng cho người dân New Zealand vì những lý do khác.

Ông cho biết: "Cách hóa thạch chim cánh cụt được phát hiện - bởi những đứa trẻ khám phá thiên nhiên - nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc khuyến khích các thế hệ tương lai trở thành người bảo vệ môi trường."

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về sáp nhập cấp huyện, xã của Ninh Bình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về sáp nhập cấp huyện, xã của Ninh Bình
TPO - Ngày 9/12, Văn phòng Quốc hội thông tin, phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ 10 – 11/12. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp huyện, xã, cho ý kiến bước đầu việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Miền Trung sắp đón đợt mưa rất lớn
Miền Trung sắp đón đợt mưa rất lớn
TPO - Mưa bắt đầu từ khoảng đêm 10/12 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà, có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Lượng mưa chỉ tính riêng từ đêm 10/12 đến ngày 11/12 từ 40-100mm, có nơi trên 150mm.