Cảnh báo lạnh người về sự tồn vong của loài chim cánh cụt hoàng đế

0:00 / 0:00
0:00
Chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực.
Chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực.
TPO - Theo các nhà nghiên cứu, chim cánh cụt hoàng đế - loài chim cánh cụt lớn nhất trên Trái đất - khó có thể sống sót qua cuối thế kỷ này nếu tốc độ phát thải khí nhà kính và tình trạng băng tan tiếp tục với tốc độ nhanh như hiện nay .

Một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia quốc tế về chim cánh cụt đã tiết lộ rằng, 70% lãnh địa của chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu tốc độ băng tan tiếp diễn với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Điều này sẽ làm cho loài chim cánh cụt này "gần như tuyệt chủng", tức là các cá thể còn sót lại sẽ không phục hồi và cuối cùng sẽ chết.

Tác giả chính Stephanie Jenouvrier, một nhà sinh thái học chim biển tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ cho biết: “Với sự thay đổi khí hậu nhanh chóng và tình trạng băng tan, viễn cảnh này không còn quá xa xôi”.

Phát hiện này đã khiến Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ (USFWS) đề xuất liệt kê chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) là loài bị đe dọa theo Đạo luật về các loài nguy cấp (ESA). Nếu các biện pháp bảo tồn được thông qua, loài chim này vẫn có thể tồn tại trong những thập kỷ tới.

Vấn đề chính mà chim cánh cụt hoàng đế phải đối mặt là băng tan ở Nam Cực do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. "Chim cánh cụt hoàng đế phụ thuộc vào lớp băng để sinh sản, thay lông và kiếm ăn", Jenouvrier nói, vì vậy nó rất quan trọng cho sự tồn vong của chúng.

Jenouvrier nói: “Nếu có quá ít băng, chim cánh cụt con có thể chết đuối khi băng tan vỡ sớm. Nếu có quá nhiều băng, các chuyến đi kiếm ăn sẽ trở nên quá dài, trong khi chim trưởng thành và chim non có thể bị chết đói."

USFWS đang nỗ lực vận động để đưa chim cánh cụt hoàng đế vào danh sách bị đe dọa theo ESA.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG