TPO - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp anh L.V.T (sinh năm 1981, trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên) tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn.
TPO - Sáng 31/8, Bệnh viện E cho biết tiếp nhận, điều trị thành công cho bệnh nhân trẻ (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
TPO - Sau Tết, số lượng người nhập viện vì bệnh liên cầu khuẩn tăng cao. Dường như nhiều người vẫn không để ý đến những công đoạn làm tiết canh đầy rủi ro và thiếu vệ sinh.
TP - Hơn hai tuần Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận 12 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong đó có hai trường hợp tử vong vào ngày 20-2 do nhập viện quá muộn. Phần lớn bệnh nhân đều ăn tiết canh hoặc tràng lợn trần chưa chín.
TP - Ngày 30-8, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ) cho biết thời gian gần đây gia tăng bệnh nhân mắc bệnh do khuẩn liên cầu lợn.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Cam Chính xác nhận ngày 15-9-2011, trên địa bàn xã đã có 1 người tử vong do ăn tiết canh lợn. Đó là anh Nguyễn Hữu T. (32 tuổi), trú tại thôn Thiết Xá, xã Cam Chính (huyện Cam Lộ, Quảng Trị).
TP - Không ít bệnh nhân mắc liên cầu lợn nhập viện với biểu hiện bệnh nặng như hoại tử nhiều, phải thở máy do suy hô hấp. Đáng nói là có những bệnh nhân không tiếp xúc với lợn bệnh, không ăn tiết canh. Đã có sự biến đổi của vi khuẩn liên cầu lợn?
Liên cầu khuẩn ở lợn do Streptococcus suis gây ra và có khả năng lây lan sang người. Streptococcus suis là một liên cầu, có hình ô van, hình bầu dục, bắt màu Gram (+) và sắp xếp thành chuỗi.
TP - Nhậu tiết canh lợn, ăn thịt heo bệnh, nhiều người nhập viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Thời gian qua căn bệnh này đang gia tăng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.