Tiếp tục tìm kiếm 2 tàu cá với 26 ngư dân bị chìm ở Bình Đình

Lúc 6 giờ sáng nay, 28.10, biển miền Trung sóng gió dữ dội - ảnh Lê Văn Chương
Lúc 6 giờ sáng nay, 28.10, biển miền Trung sóng gió dữ dội - ảnh Lê Văn Chương
TPO - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tiếp tục triển khai tìm kiếm cứu nạn 2 tàu mất liên lạc của Bình Định cùng 26 ngư dân, đồng thời kiên quyết kêu gọi 46 tàu của Bình Định ra khỏi khu vực nguy hiểm  

Sáng ngày 28/10, Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 9 cho biết: lúc 6h, tâm bão cách Đà Nẵng khoảng 300 km, cách Quảng Nam 220 km, cách Quảng Ngãi 190 km, cách Phú Yên 180 km; gió cấp 13, giật cấp 16.

Dự báo Từ Đà Nẵng – Bình Định có gió cấp 11-13, giật cấp 15. Tỉnh Thừa Thiên Huế và Phú Yên gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12. Kon Tum, Gia Lai cấp 7-8, giật cấp 10; Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa: cấp 6-7, giật cấp 10.

Từ 28 - 29/10, từ Thừa Thiên Huế - Phú Yên mưa 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt.

Từ 28-31/10, Nam Nghệ An và Hà Tĩnh mưa 500-700mm/đợt. Quảng Bình - Quảng Trị mưa 200-400mm/đợt.

Đến sáng ngày 28/10, toàn bộ tàu thuyền đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Riêng tỉnh Bình Định còn 46 tàu/368 lao động đang di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngoài 02 tàu bị chìm của Bình Định, hiện chưa có thông tin về thiệt hại khác.

Hiện các hồ chứa trong 10 liên hồ chứa đã đưa về mực nước trước lũ theo quy định, riêng hồ Đăk Ring trên lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi hiện lớn hơn mực nước cao nhất trước lũ (dự kiến đến chiều 28/10 sẽ đưa về mực nước quy định).

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban chỉ đạo tiền phương cho biết: Các Bộ ngành, địa phương triển khai ứng phó với bão khẩn cấp và mưa lũ lớn. Đối với trên biển, tiếp tục triển khai tìm kiếm cứu nạn 2 tàu mất liên lạc của Bình Định; Kiên quyết kêu gọi 46 tàu của Bình Định ra khỏi khu vực nguy hiểm; Bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu khi có sự cố; Tổ chức quản lý thực hiện nghiêm lệnh cấm biển đã ban hành.

Trong khi đó, trên đất liền, Phó Thủ tướng yêu cần: Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ trên đất liền để xử lý các tình huống. Rà soát và triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, nguy cơ cao ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét. Lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để chính quyền cơ sở và người dân thực hiện nghiêm các biện pháp ứng phó, nhất là đảm bảo an toàn về người khu vực neo đậu tàu thuyền và lồng bè. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư khắc phục các sự cố đê biển; hệ thống lưới điện, thông tin, ưu tiên cho công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ cứu nạn, y tế,...Tập trung công tác khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường ngay sau khi bão tan. Chỉ đạo vận hành hệ thống hồ chứa hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và cắt giảm lũ cho hạ du.

Đồng thời, tăng cường lực lượng trực ban tại tất cả các cấp để tăng cường chi sẻ thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.