Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I)

Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I)
Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một trong những đội quân đông đảo nhất thế giới với 1,2 triệu người. Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên chiếm 25% GDP. Nhưng sức mạnh thực tế của họ ra sao?

Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I)

> Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tới bán đảo Triều Tiên
> Triều Tiên tung clip dội bão lửa vào Mỹ
 

Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một trong những đội quân đông đảo nhất thế giới với 1,2 triệu người. Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên chiếm 25% GDP. Nhưng sức mạnh thực tế của họ ra sao?

Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I) ảnh 1
Binh lính và sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2010
Binh lính và sĩ quan quân đội Bắc Triều Tiên trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2010.
 

Quân Đội Bắc Triều Tiên tổ chức thành bốn bộ phận chính: lục quân, không quân, hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operations Force-SOF).

Lục quân Bắc Triều Tiên (North Korean Army-NKA)

Lục quân Bắc Triều Tiên là thành phần lớn nhất trong quân đội Triều Tiên. Theo thống kê năm 2001, lục quân Triều Tiên tổ chức thành 20 quân đoàn (gồm 176 sư đoàn và lữ đoàn) với tổng số quân hơn 1 triệu người. Có tới 70% binh lính Triều Tiên đóng gần vĩ tuyến 38 (giới tuyến tạm thời ngăn cách Bắc-Nam Triều).

Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I) ảnh 3
 

Từ giữa những năm 1980, lục quân bắc Triều Tiến bắt đầu tiến hành chương trình hiện đại hóa qua đó họ đã cải thiện đáng kể khả năng cơ động và hỏa lực.

Triều Tiên sở hữu số lượng rất lớn xe tăng, xe thiết giáp và các loại pháo cối.

Xét trang bị lực lượng thiết giáp, lục quân Bắc Triều Tiên biên chế gần 4.000 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62, T-54/55 và Type-59, khoảng vài trăm xe tăng lội nước hạng nhẹ Pt-76 và phiên bản sao chép Pt-85 (Triều Tiên chế tạo dựa trên thiết kế Pt-76 của Liên Xô với một vài điểm cải tiến hỏa lực) và nhiều loại xe thiết giáp do Liên Xô chế tạo như BTR-152, BTR-50, BTR-60, BMP-1 cùng một số xe thiết giáp tự chế của Triều Tiên.

Ngoài ra, cuối những năm 1970 khi Nam Hàn được Mỹ chuyển giao công nghệ và khí tài mới thì Triều Tiên tự mình sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực mới để đối phó lại mối đe dọa. Dựa trên thiết kế xe tăng T-62, Triều Tiên chế tạo thành công xe tăng chiến đấu chủ lực Chonma-ho (hơn 1.200 chiếc đang phục vụ).

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của Triều Tiên
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 của Triều Tiên.
 

Đầu những năm 1990, Triều Tiên tiếp tục phát triển xe tăng chiến đấu mới mang tên Pokpung-ho. Mẫu xe này được cho là kết hợp công nghệ của các loại xe tăng T-62, T-72, T-80 và có thể là cả xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga T-90.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2010
Xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho trong cuộc duyệt binh ngày 10/10/2010.
 

Trong tình trạng không có được một lực lượng không quân mạnh, hiện đại đáp ứng yêu cầu hỗ trợ tối đa cho đơn vị bộ binh. Triều Tiên buộc phải trông cậy hoàn toàn vào pháo binh. Có thể nói, pháo binh Triều Tiên được xếp vào hàng đông đảo nhất thế giới.

Tiềm lực quân sự Triều Tiên mạnh đến đâu? (kỳ I) ảnh 6
"Ngôi sao" của pháo binh Triều Tiên-pháo tự hành Kosan cỡ 170mm.
 

Trang bị pháo của Triều Tiên hầu hết đều tự sản xuất, họ có các loại pháo xe kéo hạng nặng cỡ nòng 122mm và 130mm; pháo tự hành cỡ 170mm, 122mm và 130mm; pháo phản lực phóng loạt cỡ 107mm, 122mm và 240mm.

Pháo tự hành SPG 122mm
Pháo tự hành SPG 122mm.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1991 cỡ 240mm với 12 ống phóng
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1991 cỡ 240mm với 12 ống phóng.
 

Hỏa lực chống tăng, Triều Tiên biên chế một số pháo tự hành chống tăng Su-85 cỡ 100mm, súng phóng lựu chống tăng RPG-7, tên lửa chống tăng điều khiển qua dây dẫn AT-1 Snapper, AT-3 Sagger và AT-4/5. Bộ binh còn được hỗ trợ bởi hàng nghìn khẩu pháo cối đủ kích cỡ từ 60mm tới 160mm.

Không quân Bắc Triều Tiên (North Korean Air Force-NKAF)

Theo thống kê từ báo cáo của phòng tình báo thủy quân lục chiến Mỹ đưa ra năm 1997, không quân Bắc Triều Tiên có khoảng 92.000 người phục vụ, trang bị 730 chiến đấu cơ và vận tải cơ cùng 300 trực thăng các loại.

Nhiệm vụ chính của không quân Triều Tiên là phòng không bảo vệ vùng trời lãnh thổ, nhiệm vụ thứ hai là tham gia hỗ trợ hỏa lực cho lục quân và hải quân, hỗ trợ vận tải và hậu cần. Bố trí các căn cứ không quân Triều Tiên tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam.

Quân đội Triều Tiên không tự sản xuất máy bay. Hầu hết các máy bay của họ được sản xuất theo công nghệ hàng không Liên Xô và Trung Quốc từ những năm 1950-1960. Tuy nhiên, năm 1980 Liên Xô đã cung cấp môt số chiến đấu cơ hiện đại cho không quân Bắc Triều.

Tiêm kích chủ lực MiG-21 của không quân Bắc Triều Tiên
Tiêm kích chủ lực MiG-21 của không quân Bắc Triều Tiên.
 

Trong mạng lưới phòng không của quân đội Triều Tiên thì các đơn vị máy bay đánh chặn là bộ phận không thể thiếu. Triều Tiên trang bị nhiều nhất là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 (120 chiếc) và MiG-19 (100 chiếc). Phòng không Bắc Triều tiếp tục được nâng cấp sau hai lần tiếp nhận thêm thêm chiến đấu cơ mới: năm 1984 Liên Xô cung cấp 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23; năm 1988 Triều Tiên nhận thêm một số tiêm kích hiện đại thế hệ thứ tư MiG-29 cung cấp khả năng không chiến tốt hơn. Mặc dù vậy, các loại máy bay MiG-21 vẫn đóng vai trò “xương sống” trong không quân tiêm kích Triều Tiên.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-19
Tiêm kích hạng nhẹ MiG-19.
 

Các trung đoàn không quân tấn công mặt đất của Triều Tiên biên chế các máy bay được chế tạo từ những năm 1950-1960. Không quân Bắc Triều trang bị ba trung đoàn phi cơ ném bom hạng nhẹ Il-28, một trung đoàn cường kích Su-7, năm trung đoàn tiêm kích MiG-15 và MiG-17 (hai loại này đều là tiêm kích nhưng được Triều Tiên cải tiến mang bom tham gia tấn công hỗ trợ bộ binh dưới mặt đất). Cùng với việc tiếp nhận MiG-29, năm 1988 Triều Tiên nhập khẩu 36 cường kích cơ hiện đại Su-25. Qua đó, nâng cao phần nào khả năng tác chiến không quân cường kích Triều Tiên.

Cường kích Sukhoi Su-25 của không quân Bắc Triều
Cường kích Sukhoi Su-25 của không quân Bắc Triều.
Tiêm kích hạng nhẹ MiG-15
Tiêm kích hạng nhẹ MiG-15.
 

Năm 1980, Triều Tiên tăng số lượng trực thăng từ 40 chiếc lên 275 chiếc, chủ yếu là trực thăng vận tải Mi-2, Mi-4 và Mi-8. Năm 1985, Triều Tiên phá vỡ kiểm soát vũ khí của Mỹ khi nhập khẩu thành công 87 trực thăng dân sự Hughes. Sau đó, họ cải tiến Hughes để mang súng máy và rocket.

Hình ảnh hiếm hoi trực thăng vận tải Mil Mi-8 của Triều Tiên
Hình ảnh hiếm hoi trực thăng vận tải Mil Mi-8 của Triều Tiên.
 

Về các phi đôi vận tải, Triều Tiên cũng chỉ nhận được máy bay vận tải lỗi thời chế tạo với công nghệ cũ lạc hậu từ Liên Xô. Phi đội vận tải trang bị 270 máy bay vận tải hạng nhẹ An-2 và 10 vận tải cơ An-24. Không quân Triều Tiên có ít nhất sáu trung đoàn An-2 có thể đáp ứng nhiệm vụ vũ trang tấn công mặt đất và vận tải.

Máy bay vận tải cánh quạt An-24
Máy bay vận tải cánh quạt An-24.
 

Mạng lưới phòng không Triều Tiên được đánh giá thuộc loại hàng đầu thế giới với mật độ dày đặc pháo, tên lửa kết hợp. Triều Tiên trang bị khoảng 8.800 pháo phòng không đủ kích cỡ từ tầm thấp tới tầm cao, kết hợp với các loại tên lửa vác vai đối không tầm ngắn SA-7, SA-16 và hệ thống phòng không tầm trung/cao SA-2, SA-3, SA-5.

Khẩu đội pháo phòng không 14,5mm
Khẩu đội pháo phòng không 14,5mm.
Xe mang phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-3
Xe mang phóng tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-3.
 

Phòng không Triều Tiên phủ khắp lãnh thổ, tập trung bảo vệ các thành phố lớn, căn cứ quân sự và đặc biệt là bảo vệ “trái tim” Bình Nhưỡng.

TPO tổng hợp

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG