Tỉ phú Facebook - Zuckerberg bị phân biệt chủng tộc

Tỉ phú Facebook - Zuckerberg bị phân biệt chủng tộc
Tờ Süddeutsche Zeitung của Đức mới đây đã bị cáo buộc chống người Do Thái sau khi cho xuất bản một biếm họa mô tả tỉ phú Facebook - Mark Zuckerberg như một con bạch tuộc kiểm soát cả thế giới.

Hình biếm họa này được đăng trên tờ báo vào thứ sáu tuần rồi sau khi hãng Facebook thông báo mua được Whatsapp (công ty dịch vụ nhắn tin di động hàng đầu thế giới với 19 tỷ USD). Bức biếm họa được chú thích “Krake Zuckerberg”, nghĩa là “Bạch tuộc Zuckerberg”. Trong bức biếm họa, nhà sáng lập Facebook, 29 tuổi, được miêu tả với một chiếc mũi dài, môi dày, tóc xoăn đặc trưng của người Do Thái.

Phát biểu với tờ Jerusalem Post, Efraim Zuroff đến từ trung tâm Simon Wiesenthal, một tổ chức phi chính phủ về vấn đề nhân quyền của người Do Thái có trụ sở đặt tại Mỹ, nói rằng biếm họa khiến người ta gợi nhớ đến những biếm họa thời kỳ Đức quốc xã tuyên truyền chống người Do Thái những năm 1930. Nếu bất kỳ ai thắc mắc biếm họa này tuyên truyền chống người Do Thái ở chỗ nào, chúng tôi có thể chỉ vào chiếc mũi rất nổi bật của Mark Zuckerberg, ông Zuroff bức xúc khi nói về ẩn ý của bức biếm họa trên.

Bức biếm họa mô tả Zuckerberg như một con bạch tuộc vươn vòi nắm lấy các máy tính xung quanh, trong đó một xúc tu của nó nắm giữ logo của Whatsapp mới mua được gần đây. Hình ảnh người Do Thái hung ác, hay bạch tuộc thường được Đức quốc xã vẽ biếm họa dùng trong các chiến dịch tuyên truyền chống người Do Thái những năm 1930.

“Chiếc mũi to của người Do Thái được phóng đại quá mức có khiến người ta không nghĩ đây chỉ là sự vô tình chống người Do Thái hay không”, Rabbi Abraham Cooper, Phó Trưởng khoa của Simon Wiesenthal nói.

Người Do Thái thường được ví như bạch tuộc, nhện, ma cà rồng và ma quỷ trong thời Đức quốc xã. Một trong những áp phích chống người Do Thái năm 1938

Tỉ phú Facebook - Zuckerberg bị phân biệt chủng tộc ảnh 1

Người Do Thái thường được ví như bạch tuộc, nhện, ma cà rồng và ma quỷ trong thời Đức quốc xã. Một trong những áp phích chống người Do Thái năm 1938

Mark Zuckerberg là một người chính đáng và ôn hòa với truyền thông. Truyền thông Đức phải tôn trọng và không nên triển khai biếm họa một cách tùy tiện như thế, Cooper nói thêm.

Họa sĩ Burkhard Mohr, tác giả của các biếm họa về Zuckerberg cũng đã viết một bức thư điện tử xin lỗi và gửi cho Jerusalem Post hôm thứ hai tuần này.

Mohr viết: “Việc phân biệt chủng tộc và chống người Do Thái là ý thức hệ, đối với tôi nó hoàn toàn xa lạ. Nhưng đây sẽ là lần cuối cùng các bức ký họa của tôi mang ý nghĩa xúc phạm người khác do các vấn đề sắc tộc, quan điểm tôn giáo hay nguồn gốc của họ”.

Mohr đã hối lỗi bằng cách cải biên phiên bản gốc, thay thế khuôn mặt của Zuckerberg với một lỗ hình chữ nhật để trống trên báo điện tử của tờ Süddeutsche Zeitung.

Tỉ phú Facebook - Zuckerberg bị phân biệt chủng tộc ảnh 2

Biếm họa đã được cải biên

Cũng trong ngày đầu tuần, Süddeutsche Zeitung cũng cho đăng tải lời xin lỗi trên Twitter, tuy nhiên lời xin lỗi rất ngắn gọn: “Chúng tôi xin lỗi vì bức biếm họa”. Tờ báo này cũng bị chỉ trích vì đã cho xuất bản một bức biếm họa khác ám chỉ nhà nước Israel giống như một con quái vật đang đói cồn cào.

Vũ Kiều
Theo Dailymail

Theo Theo Một Thế Giới
MỚI - NÓNG