Mức giá cuối cùng vượt xa mức ước tính ban đầu là khoảng 5.000- 8.000 USD, theo trang web của nhà đấu giá Winner.
Theo Dailymail, lời nhắn này được Albert Einstein tặng một người đưa thư ở Tokyo vào năm 1922, ông thuyết giảng ở Nhật Bản.
Khi đó, nhà vật lý người Đức mới nhận được thông báo giành được giải Nobel và danh tiếng của ông lan khắp cộng đồng khoa học.
Nhà Vật lý người Đức Albert Einstein.
Người đưa thư tới khách sạn Imperial ở Tokyo để gửi một lá thư cho Einstein nhưng khi đó Einstein không có tiền lẻ để tip cho người đưa thư. Cảm thấy áy náy, Einstein viết 2 lời nhắn bằng tiếng Đức cho ông, người bán, cháu trai của người đưa thư cho biết.
Lời nhắn viết bằng tiếng Đức Einstein tặng cho người đưa thư ở Tokyo năm 1922.
Một lời nhắn viết: “Cuộc sống khiêm tốn và yên lặng mang lại nhiều hạnh phúc hơn là theo tuổi thành công bị ràng buộc bởi những bất ổn không ngừng”.
Lời nhắn khác viết: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Theo Dailymail, người sẵn sàng chi tới 1,56 triệu USD để mua lại bút tích của Einstein là một người châu Âu giấu tên.
Nhà đấu giá Winner cho biết: “Chúng tôi rất vui khi có nhiều người quan tâm đến lịch sử, khoa học và những vật có giá trị phi thời gian trong một thế giới phát triển quá nhanh như thế này”.
Ông Roni Grosz, chuyên gia lưu trữ phụ trách bộ sưu tập những di vật của Einstein lớn nhất thế giới ở Đại học Hebrew, Jesusalem cho biết, không thể xác định liệu bút tích này có phản ánh suy nghĩ của Einstein về sự nổ tiếng của ông hay không.
Trong khi đó, bút tích chưa từng được biết đến này dù không có giá trị khoa học nhưng có thể làm sáng tỏ một vài suy nghĩ cá nhân của nhà vật lý vĩ đại, cũng theo ông Grosz.
“Cái chúng tôi đang làm làm vẽ nên chân dung của Einstein- người đàn ông, nhà khoa học và ảnh hưởng của ông tới thế giới qua những bút tích của ông”, ông Grosz nói thêm.