Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi hơn 200 tỷ USD để bắt kịp Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Nóc toà nhà Quốc hội Mỹ nhìn qua hàng rào an ninh (Ảnh: Reuters)
Nóc toà nhà Quốc hội Mỹ nhìn qua hàng rào an ninh (Ảnh: Reuters)
TPO - Thượng viện Mỹ vừa thông qua một dự luật nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách đầu tư hơn 200 tỷ USD vào các ngành khoa học, công nghệ và nghiên cứu của Mỹ.

Cứng rắn với Trung Quốc là sự đồng thuận hiếm hoi của cả hai chính đảng Mỹ trong một Quốc hội bị chia rẽ sâu sắc.

Dự luật mới cho phép đầu tư khoảng 190 tỷ USD thúc đẩy ngành công nghệ và nghiên cứu của Mỹ. Ngoài ra, 54 tỷ USD sẽ được chi vào sản xuất và nghiên cứu thiết bị bán dẫn và viễn thông, trong đó có 2 tỷ USD phát triển chip cho các hãng ô-tô.

Dự luật này cần được Hạ viện Mỹ thông qua trước khi được trình lên bàn Tổng thống Joe Biden để ký thành luật.

Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, người đồng bảo trợ dự luật, cảnh báo rằng Mỹ sẽ đối mặt với những hậu quả thảm khốc nếu không đầu tư cho nghiên cứu để bắt kịp Trung Quốc.

“Nếu chúng ta không làm gì, thời chúng ta chiếm vị trí siêu cường thống trị sẽ kết thúc. Chúng tôi không định đứng yên nhìn những ngày đó đi qua. Chúng tôi không định nhìn Mỹ trở thành một nước trung bình trong thế kỷ này”, ông Schumer nói.

Thượng nghị sĩ Todd Young, thành viên của đảng Cộng hoà và là người đồng bảo trợ dự luật, nói rằng dự luật này “không chỉ để đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà là để dùng thách thức của họ để tự giúp chúng ta trở nên tốt hơn thông qua đầu tư và đổi mới sáng tạo”.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói rằng khoản tiền đầu tư này có thể giúp mở 7-10 nhà máy thiết bị bán dẫn mới ở Mỹ.

Hãng General Motors nói rằng dự luật này “là một bước đi quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu thiết bị bán dẫn đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất xe hơi của Mỹ”.

Một số người chỉ trích so sánh dự luật này với động lực phát triển công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc mang tên “Made in China 2025”, chiến lược từ lâu đã khiến Mỹ ngứa ngáy.

Dự luật cũng nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng lớn của Trung Quốc thông qua ngoại giao, bằng cách phối hợp với các đồng minh và tăng cường sự tham gia của Mỹ vào các tổ chức quốc tế sau khi chính quyền Donald Trump theo đuổi chính sách “Mỹ là trên hết”.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.