Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn cả Nhật Bản

Thương mại điện tử tại Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh hơn cả Nhật Bản
Thương mại điện tử tại Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh hơn cả Nhật Bản
TPO - Theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm (cao gấp 2,5 lần so Nhật Bản).

Đây là thông tin được bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), đưa ra tại hội thảo Ngày hội doanh nhân Việt Nam 2017, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.

Theo bà Việt Anh, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm. Nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ thì khả năng doanh thu sẽ tăng gấp 9 lần so với doanh nghiệp chi dưới 10%.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm (cao gấp 2,5 lần so Nhật Bản).    Ngoài tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, thì các doanh nghiệp ứng dụng internet và công nghệ tăng trưởng nhanh gấp 2,1 lần so với đơn vị không dùng. Nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ thì khả năng doanh thu sẽ tăng gấp 9 lần so với doanh nghiệp chi dưới 10%.

Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ sẽ đạt khoảng 20%/năm và đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Trên thực tế, thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ đang phát triển nhanh hơn với tốc độ tăng trưởng dự báo khoảng 25% trong năm 2017. Thời gian tới, thương mại điện tử sẽ trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại Việt Nam. 

Mặc dù thương mại điện tử có tiềm năng lớn nhưng vẫn còn nhiều rào cản khiến thương mại điện tử chưa thể phát triển bền vững, đó là lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ không giống như quảng cáo và tính bảo mật khi thanh toán qua mạng. 

Đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho hay, hiện hầu hết các trang thương mại điện tử Việt Nam đều đang được xây dựng theo một khuôn mẫu chung, đáp ứng một phần nhu cầu trưng bày hàng hóa, cung cấp tiện ích lựa chọn và thanh toán đơn hàng… mà chưa tích hợp được các dịch vụ cộng sinh cho một quy trình thương mại điện tử khép kín, như tối ưu digital marketing, kết nối điểm bán hàng online và offline. 

Gia nhập sân chơi thương mại điện tử, điều mà các nhà bán lẻ cần làm không chỉ là dựng lên một website bán hàng mà còn phải tính đến bài toán tổng thể cho một hệ thống kinh doanh, đồng bộ từ khâu sản xuất, marketing tiếp thị, quản lý đơn hàng/nguồn hàng và công tác vận chuyển, giao nhận.

Về việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thương mại điện tử, chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Giám đốc khối SME, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Việt Nam (OCB) cho rằng, một trong những trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là thiếu tài sản bảo đảm. Chưa kể báo cáo tài chính chưa rõ ràng, phương án kinh doanh chưa phù hợp...Đây là những trở ngạig làm cho sự kết nối với ngân hàng khó khăn hơn.

Theo đại diện ngân hàng OCB, thực tế hiện nay, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất khiêm tốn. Minh chứng là giá trị xuất khẩu đạt được rất cao, nhưng tỷ lệ gia tăng lại thấp. Vì vậy, để có được những hỗ trợ mang tính dài hạn, phía ngân hàng phải có những dòng sản phẩm đặc trưng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, như tài sản, hồ sơ tài chính, quay vòng vốn.

Bà Nguyễn Quỳnh Nga cho biết, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa là phân khúc vô cùng tiềm năng nhưng có tính đặc thù cao nên về phía ngân hàng cũng cần có một chiến lược riêng với cách tiếp cận chuyên biệt để mang đến một giải pháp toàn diện. “OCB có những sản phẩm đặc trưng và khách hàng chỉ cần cung cấp hồ sơ theo đúng danh mục và thỏa mãn tiêu chí sản phẩm thì sẽ tự động được phê duyệt với thủ tục tinh gọn giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và giải ngân cho khách hàng”, bà Nga cho hay.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.