Thương hiệu lúa gạo - phải một thập kỷ nữa?

Thương hiệu lúa gạo - phải một thập kỷ nữa?
TP - Hơn 20 năm qua Việt Nam xuất khẩu gạo xếp vào hạng nhất nhì thế giới với hàng trăm giống lúa nhưng vẫn chưa tạo dựng một giống lúa có thương hiệu tầm cỡ quốc gia.

> Lại bàn thương hiệu
> Thu mua trên 40% lúa gạo tạm trữ
> Nguyên Phó Thủ tướng: Không thể để người trồng lúa tiếp tục hy sinh

Tương tự, ở lĩnh vực thủy sản, nước ta là một trong mười nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất thế giới, nhưng giờ tìm một thương hiệu giống thủy sản tốt cũng là điều không dễ…

Có nhà khoa học nói rằng, nếu bắt đầu mới xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt, phải một thập kỷ nữa mới làm được.

Tủi thân gạo Việt

Dù Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhiều năm nay, nhưng ông Trương Thanh Phong, TGĐ Tổng Cty Lương thực miền Nam (Vinafood2), đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định: chưa thấy giống lúa nào chính gốc của Việt Nam để làm giống đại trà, xây dựng thương hiệu được. Gạo thương hiệu phải chất lượng cao, thơm, ngon, giống như gạo Khaodakmali của Thái Lan, Jasmine của Mỹ, hay Basmati của Ấn Độ và Pakistan. Hiện giá gạo thơm của Thái Lan có giá 1.100-1.200 USD/tấn, cao hơn gạo thơm của Việt Nam khoảng 300 USD/tấn.

bao giờ lúa gạo Việt Nam có tương hiệu mạnh. Ảnh: lê Phương Châm
bao giờ lúa gạo Việt Nam có tương hiệu mạnh.
Ảnh: Lê Phương Châm.

Theo ông Phong, ở Việt Nam có một số giống lúa thơm, loại khá, như giống OM, nấu lên cơm thơm, nhưng để nguội lại bị cứng, không làm thương hiệu được. Còn bộ giống ST của Sóc Trăng, hiện có đến ST20 rồi, nhưng cũng không làm được, vì tuổi thọ ngắn, chỉ qua 3-5 vụ là thoái hóa dần.

GS Võ Tòng Xuân, một trong những nhà khoa học hàng đầu về lúa gạo cho rằng, ở Việt Nam, lúa gạo xuất khẩu do thương lái thu gom, mỗi nơi một giống, thành ra một thứ hỗn độn. “Mấy DN xuất khẩu chỉ lo xuất kiếm lời, chứ có đầu tư trở lại nông dân đâu. Không ai đầu tư thì nông dân nghĩ sao trồng vậy, như thế lấy đâu ra thương hiệu. Còn đổ thừa cho nông dân, cho khoa học là sai rồi” - GS Xuân nói.

Giáo sư cho hay, vừa rồi ông rất tự ái khi qua tham quan hội chợ thương mại lương thực ở Thái Lan. Trong khi cả Lào, Campuchia đều có gian để chào hàng gạo, thì mình không một gian trưng bày lúa gạo Việt Nam nào.

 “Cần phải đổi mới cơ chế quản lý nguồn kinh phí khoa học. Còn không, cứ quanh đi quẩn lại, chỉ loay hoay ba cái chuyện nghiệm thu đề tài, chạy đề tài, chạy lo chứng từ, ông nào khéo vẽ thì ông ấy tiêu được tiền”…  

TS Nguyễn Trí Ngọc

Ông Hồ Quang Cua, Phó GĐ Sở NN&PTNT Sóc Trăng, người lai tạo nhân giống bộ lúa ST của Sóc Trăng (tác giả chính trong nhóm nghiên cứu được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất) cho rằng, giống thương hiệu đầu tiên phải đẹp, ngon thơm và phải có cái đặc trưng gì đó. Việt Nam mình có hàng trăm giống lúa. Vừa rồi Sóc Trăng là nơi để công nhận một lần 18 thứ giống cho Viện lúa. Vậy thì, trong đám hỗn độn đó, mình chọn giống nào để làm thương hiệu bây giờ?

Theo ông Cua, Thái Lan trước đây xuất 7-8 triệu tấn gạo/năm, trong đó gạo thương hiệu Khaodakmali và RD15 là tạo thành thương hiệu Thai Hom Mali (gạo thơm quốc gia Thái Lan). Còn giống lúa lai cấp thấp hơn, Thái Lan quy định, khi đóng gói xuất khẩu chỉ để tên giống và gạo trắng thường, chỉ có tên xuất khẩu. ông Cua nói “Việt Nam mình đã có chương trình nào thế chưa? Và nếu chưa, thương hiệu gạo Việt Nam chưa có. Và bây giờ mới làm thì chắc phải một thập kỷ nữa mới có!”.

Đầu tư “lọt” vào đâu?

TS Nguyễn Trí Ngọc, nguyên Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, đầu tư cho nghiên cứu giống lúa là khá toàn diện, trong đó có đầu tư để xây dựng thương hiệu cho giống lúa Việt Nam, vì đây là sản phẩm trọng điểm quốc gia. Đầu tư vào lĩnh vực này, có nguồn từ Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN... Vừa rồi, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, trong 11 đề tài của chương trình, có tới 3 đề tài về liên quan đến lúa. Theo ông Ngọc, nguồn lực đầu tư về lúa là thỏa đáng, so với tiềm lực của Việt Nam.

Theo ông Ngọc, ngoài đầu tư của nhà nước, DN kinh doanh gạo cũng phải vào cuộc, vì chính họ là người nắm giữ và phát triển thương hiệu, còn nếu không thì lấy đâu ra sản phẩm để xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, mức độ đầu tư trở lại của DN chưa tương xứng. Ngay cả VFA, cũng nặng về khai thác nhiều hơn là đầu tư.

Về nghiên cứu khoa học liên quan đến lúa, ông Ngọc cho rằng, như có lần Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nói “tiền của tôi đâu rồi”. Mỗi năm Bộ đầu tư cho các viện, trường mấy trăm tỷ đồng. “Ông ấy (ông Phát- PV) nói thẳng là không muốn thu về bằng các báo cáo khoa học, mà cần thu sản phẩm về để phục vụ sản xuất”- ông Ngọc nói.

Còn nữa

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.