Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2015. Ảnh: Quochoi.vn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2015. Ảnh: Quochoi.vn.
Trong tài liệu gửi đại biểu Quốc hội, Chính phủ đánh giá, năm 2015, cơ cấu chi ngân sách nhà nước chưa hợp lý, tổng thu không đủ đảm bảo nguồn chi thường xuyên và trả nợ, toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ.

Tại bản báo cáo gửi đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 11, Quốc hội XIII, Chính phủ đánh giá, mặc dù đạt nhiều thành tựu, song trong năm 2015, vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế.

Theo đó, kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Cân đối ngân sách trung ương khó khăn do giá dầu thô xuống thấp. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước (NSNN) chưa hợp lý.

"Tổng thu NSNN không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn" - bản báo cáo nhận định.

Báo cáo cho biết, mặc dù giá dầu thô giảm mạnh so với Nghị quyết của Quốc hội (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng, thấp hơn 0,5 USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội), nhưng tổng thu NSNN năm 2015 vẫn đạt xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng, tăng 85,77 nghìn tỷ đồng so với dự toán và cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội là 69,37 nghìn tỷ đồng. Tổng chi NSNN đạt 1.262,87 nghìn tỉ đồng, tăng 10,1% so với dự toán.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 ở mức 256 nghìn tỷ đồng, bằng mức đã được Quốc hội cho phép (trong đó bao gồm 30 nghìn tỷ đồng tăng thêm vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).

Như vậy, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 bằng 6,1%/GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội. Nguyên nhân được cho biết, do quy mô GDP năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291,1 nghìn tỷ đồng.

Dư nợ công cuối năm 2015 đạt 62,2% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1% GDP.

Chính phủ dự kiến tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 21,8% GDP, trong đó huy động từ thuế và phí khoảng 20,2% GDP.

Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn này gấp khoảng 1,6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó quy mô thu nội địa (chưa bao gồm thu từ sử dụng đất) tối thiểu gấp 2 lần; đồng thời nâng dần tỷ trọng thu nội địa đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước. Theo đó, cơ cấu thu dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các nguồn thu nội địa tăng lên cùng với quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ trọng thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống.

Trên cơ sở cân đối thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020, dự kiến dư nợ công không vượt quá 65% GDP, nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.