'Thoát hiểm' phút chót, sóng gió đã qua với Thủ tướng May?

'Thoát hiểm' phút chót, sóng gió đã qua với Thủ tướng May?
TPO - Dù vẫn tại vị chức vụ Thủ tướng sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vừa diễn ra hôm thứ Tư vừa qua (16/1), song các vấn đề trong nội bộ Chính phủ và số phận của thỏa thuận Brexit vẫn là những thứ khiến bà Theresa May phải đau đầu.

Những đồn đoán sốt sắng về khả năng một cuộc Tổng tuyến cứ sẽ sớm xảy ra, sau khi Thủ tướng May thất bại trong việc dành sự ủng hộ cho thỏa thuận Brexit của mình, đã được dập tắt phần nào với sự xuất hiện của bục phát biểu mang huy hiệu Chính phủ Anh từ sáng sớm – một dấu hiệu cho thấy Thủ tướng May sẽ không đưa ra một quyết định chính trị nào mang tính đảng phái, mà vẫn sẽ phát biểu với tư cách Thủ tướng về các công việc của chính phủ.

Bài phát biểu ngắn gọn vừa diễn ra của Thủ tướng May, vừa nhằm mục đích kêu gọi các nhà lập pháp “đặt lợi ích cá nhân qua một bên” và “hợp tác cùng nhau” nhằm giúp cho việc thực hiện tiến trình Brexit được bảo đảm, vừa muốn tạo sự trấn an cho một quốc gia dường như đã kiệt quệ bởi Brexit và đang bị lung lay bởi những tín hiệu bất trắc.

Dù bản lề cho chiến thắng của Thủ tướng May chỉ chênh lệch có vỏn vẹn 19 phiếu bầu, bản thân kết quả trên cũng không gây ngạc nhiên cho lắm. Nó thể hiện rằng kể cả những đảng viên Bảo thủ bất trị nhất cũng ủng hộ Thủ tướng May nhiều hơn việc cho phép một Lãnh đạo Công đảng đối lập như Jeremy Corbyn lên nắm quyền.

Lằn ranh ủng hộ

Nhưng cuộc bầu cử vừa qua đã thay đổi một cách căn bản cuộc chạy đua cho tiến trình Brexit lần này, với việc Thủ tướng May buộc phải mở các cuộc đối thoại liên đảng để có thể tìm ra một thỏa thuận rời khỏi Liên minh châu Âu, mà vẫn dành được sự ủng hộ của toàn Quốc hội.

Hơn nữa, sau 2 năm rưỡi cầm quyền, đây là lần đầu tiên Thủ tướng May ngỏ lời mời lãnh đạo từ các đảng phái khác tham gia vào các phiên thảo luận, nhằm đưa nước Anh ra khỏi trạng thái tê liệt bởi Brexit. Có vẻ thất bại trong việc dành đa số ghế Quốc hội trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2017 vẫn chưa đủ để thuyết phục Thủ tướng May nỗ lực tạo dựng một sự đồng thuận chung, điều mà những người chỉ trích coi như khiếm khuyết lớn nhất của bà.

Thủ tướng May không thể lãnh đạo phe đa số trong Hạ viện mà không có sự ủng hộ của đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland (DUP). Nhưng, kể cả khi “cố đấm ăn xôi” với thỏa thuận Brexit đầy tai tiếng và nhiều vấn đề của mình, được kí kết với Brussels vào tháng 11 năm ngoái, bà cũng không thể dựa dẫm vào một sự ủng hộ mặc định từ những người đồng chí của mình, những người mà ngoài cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong chính phủ vừa qua, vẫn còn mang tâm lý “tạo phản.”

Nếu muốn dành được sự ủng hộ cho bất kỳ thỏa thuận nào đã được thương lượng, Thủ tướng May cần sự hậu thuẫn bởi một số lượng đáng kể những nhà lập pháp của phe đối lập, đứng đầu là Jeremy Corbyn. Nếu không, nước Anh sẽ rời khỏi EU mà không đạt được bất cứ một thỏa thuận nào.

Nếu như lời tuyên bố của Thủ tướng May tại nhà số 10 phố Downing nhằm mục đích trấn an với dư luận, rằng vẫn còn một ai đó có thể lãnh đạo đất nước trong thời khắc chính trị rối ren như lúc này, vẫn có thể thấy một lằn ranh ủng hộ trong những lời nói của bà. Sau khi kể tên các lãnh đạo đảng phái đã đối thoại với mình, bà vẫn nhắc tới sự khước từ của thủ lĩnh Công đảng trong việc tham gia vòng đối thoại mới.

Điều này, sau lời kêu ca của ông Corbyn về việc Thủ tướng May vẫn chưa đạt được sự đồng thuận giữa các chính đảng, không khác gì một cái tát vào mặt người đứng đầu Công đảng Anh. Nhưng kế hoạch của Corbyn là muốn ép buộc Thủ tướng phải cho phép một tiến trình Brexit không đạt được thỏa thuận nào, điều mà các chuyên gia và doanh nghiệp cảnh báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối vời nền kinh tế nước Anh, trước cả khi các cuộc đối thoại diễn ra.

Bế tắc

Những gì xảy ra trong vòng 48 giờ tới sẽ là tình trạng bế tắc giữa Thủ tướng May và thủ lĩnh phe đối lập Corbyn. Điều này sẽ không thể gây an tâm đối với người dân, khi tiến trình Brexit chỉ còn 70 ngày nữa là chính thức có hiệu lực; hay các doanh nghiệp trong nước, những người đã dành hàng tháng cảnh báo Chính phủ rằng họ vẫn chưa sẵn sàng cho một Brexit không-thỏa-thuận. Nhiều công ty còn phàn nàn về việc họ phải dành tiền cho các kế hoạch dự phòng nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, mà vẫn chưa chắc có thể bù lỗ cho Chính phủ hay không.

Tờ Daily Telegraph đã công bố đoạn ghi âm bị rò rỉ được cho là cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Phillip Hammond, với các chủ doanh nghiệp, trong đó ông thừa nhận thứ gọi là “nguy cơ” về một Brexit không có thỏa thuận sẽ được loại bỏ trong ít ngày tới, và cũng để ngỏ khả năng hủy bỏ Điều khoản 50, thứ theo luật định sẽ được kích hoạt vào hạn chót là ngày 29 tháng 3 tới, thời điểm Anh chính thức rời khỏi EU.

Và nếu Thủ tướng May thật sự muốn trấn an đất nước, hơn cả những gì bà tuyên bố trên bục phát biểu vốn chỉ mang tính hình thức, thì bà phải có đủ can đảm để đưa trường hợp Brexit không-thỏa-thuận ra khỏi bàn đàm phán, thứ khiến bà đang phải lưỡng lự cho đến giờ do các nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ Brexit vẫn xem nó như một lựa chọn khả thi. Nhưng việc loại bỏ nó mới là cách nhanh nhất để khai thông thế bế tắc trong chính phủ.

Nếu thủ tướng May có thể tập hợp một liên minh không chính thức giữa các đảng phải, kể cả Công đảng, thì bà sẽ không phải lo ngại gì trước những yêu sách từ những đảng viên Bảo thủ nói trên. Cũng có nhiều khả năng Thủ tướng May phải yêu cầu phía EU gia hạn Điều khoản 50 muộn hơn thời điểm tháng 3 – có thể là thêm 9 tháng nữa - để có thêm thời gian cho một thỏa thuận khác đã được thương lượng.

Sau những ngày giông tố, bình yên có vẻ đã trở lại nơi Điện Westminster, nhưng sẽ còn rất lâu đề các cử tri có thể an tâm trước những điều bất định đang xảy ra.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.