Thợ sửa điều hòa 'móc túi' khách hàng

Thợ sửa điều hòa 'móc túi' khách hàng
Nắng nóng năm nay đến sớm, thời tiết bắt đầu nắng nóng, oi bức… đã khiến cho dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng điều hòa lại tấp nập khách. Những người dịch vụ này có thể thu bạc triệu mỗi ngày.

Thợ sửa điều hòa 'móc túi' khách hàng

> Hàng điện lạnh: Trả tiền thật, dính hàng dởm
> Những nghề của tương lai

Nắng nóng năm nay đến sớm, thời tiết bắt đầu nắng nóng, oi bức… đã khiến cho dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng điều hòa lại tấp nập khách. Những người dịch vụ này có thể thu bạc triệu mỗi ngày.

Thợ sửa điều hòa 'móc túi' khách hàng ảnh 1

Kiếm tiền triệu mỗi ngày

Anh Hồ Văn Thắng (Đại Kim, Hoàng Mai, HN) có kinh nghiệm lâu năm trong nghề bảo dưỡng và lắp đặt điều hòa cho biết, mới vào đầu mùa nóng song nhiều gia đình, văn phòng, cửa hàng, công ty… có nhu cầu lắp đặt, bảo dưỡng máy lạnh, máy điều hòa. Thường thì những ngày đầu mùa nóng, dân làm nghề bảo dưỡng, lắp đặt làm việc không có ngày nghỉ bởi nhu cầu của khách cao.

Theo anh Thắng, mùa này khách đông, làm không hết việc cộng với giá cả vật tư tăng nên giá cả cũng tăng theo mỗi năm, do đó thu nhập hàng ngày cũng khá cao khi vào mùa.

So với năm ngoái, giá bảo dưỡng máy lạnh, máy điều hòa năm nay cao hơn từ 15% đến 20%. Trừ chi phí vật tư, trung bình nhân viên lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa có thể lãi từ 250.000 đến 400.000 đồng/máy.

“Do đặc thù công việc cần di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác có độ xa gần khác nhau nhưng trung bình một ngày hai người có thể bảo dưỡng được 8-10 máy điều hòa, lắp đặt thì số máy được ít hơn. Trừ bỏ hết chi phí đi mỗi ngày anh và bạn anh có thể kiếm được khoảng một triệu đồng/người” – anh Thắng chia sẻ.

Anh Nguyễn Thành Nam (Cổ Nhuế, Từ Liêm) là dân làm nghề bảo dưỡng lắp đặt điều hòa nhiều năm cho biết, vào đầu mùa hạ, đa số khách hàng có nhu cầu bảo dưỡng máy điều hòa như sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng – vệ sinh, tháo lắp, di rời vị trí lắp đặt là chính, một số ít có nhu cầu lắp đặt.

Theo anh Nam, vào tháng nóng nắng cao điểm như tháng 5, tháng 6 thì khách sẽ có nhu cầu lắp đặt nhiều hơn bây giờ. Tiền công lắp đặt tương đương với công bảo dưỡng, dao động từ 250 000 đến 400 000 đồng/máy.

Lắp đặt điều hòa, bảo dưỡng có hai loại, loại to và loại nhỏ. Nếu là nhà dân dùng cho phòng ngủ thì lắp loại nhỏ, có công suất từ 9000BTU đến 12000BTU; nếu là văn phòng, cửa hàng thì dùng loại to, công suất từ 18000BTU đến 24000BTU, thường là điều hòa cây hay điều hòa trung tâm. Giá cả của bảo dưỡng, lắp đặt cũng dựa vào tùy loại máy.

“Vào mùa, hầu hết nhà nào cũng có nhu cầu bảo dưỡng điều hòa, tuy nhiên thường khi khách gọi mình phải hẹn hôm sau. Có người gọi điện thoại nói tới bảo dưỡng điều hòa mà còn phải hẹn 2-3 ngày sau mới tới làm chứ không thể tới ngay bởi thời gian bảo dưỡng mỗi chiếc điều hòa mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, lắp đặt thì lâu hơn. Khách đông, làm không kịp vì một ngày chăm chỉ cũng chỉ bảo dưỡng, lắp đặt được dưới chục máy. Tuy vậy, nhân số máy với số tiền công từ 250.000 đến 350.000 đồng/máy, mỗi ngày, một nhân viên lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa có thể thu được hàng triệu đồng/người”, anh nói.

Thợ sửa điều hòa 'móc túi' khách hàng ảnh 2

Nhiều chiêu “móc” túi khách hàng

Tính nguyên tiền công, thu nhập một ngày lên tới cả triệu đồng, thế nhưng dân làm nghề bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa vẫn dở đủ “mánh” để có thể “móc” túi khách hàng kiếm thêm được một khoản không nhỏ nữa.

“Ngoài tiền công, dân làm nghề bảo dưỡng, lắp đặt điều hòa, máy lạnh còn dùng đủ mánh khóe để móc túi thêm của khách hàng mà không bị họ phát hiện”, anh Thắng tiết lộ.

Như lời anh Thắng kể, khoản “ăn ra” của lắp đặt điều hòa cao hơn nhiều so với khoảng “ăn ra” của bảo dưỡng. Nếu ai khéo léo, tiền “ăn ra” từ lắp đặt còn cao gần bằng tiền công chính đã thỏa thuận với khách hàng.

Anh Thắng dẫn chững: Chiêu thường thấy nhất mà dân lắp đặt điều hòa hay áp dụng là chiêu ăn gian về chiều cao để tính tăng thêm tiền dây, tiền ống dẫn. Cụ thể, chiều cao chỉ 3m nhưng nói 4,5m thì có thể tính thêm được 1m ống dẫn nữa. Mà giá của ống dẫn ngoài thị trường dao động ở khoảng 160.000 – 250.000 đồng/m tùy loại ống.

Tuy nhiên, không phải với khách hàng nào mình cũng ăn gian được tới hàng mét ống như vậy, thường chỉ “nói tăng” lên được 0,5m ống. Nói tăng lên quá nhiều sợ khách sinh nghi ngờ. Riêng với dây, dân làm nghề chỉ ăn chênh lệch được về giá, mua loại 7-8 thì nói lên 9-10 chứ không “ăn ra” được chiều dài.

“Giờ nghề nào cũng có những chiêu trò, mánh khóe khác nhau mà chỉ dân trong nghề mới biết. Tuy nhiên, tùy từng người, từng khách hàng, không phải ai cũng giống ai nhưng hầu hết dân làm nghề đều ăn gian, móc túi khách hàng thêm được khoản tiền bằng 1/2 khoản tiền công nữa” - anh Bùi Văn Huy, một người trong nghề chia sẻ.

Theo Bảo Hân
Vef

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.