Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Huế tịnh dưỡng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam sau một thời gian thăm khám sức khỏe ở Thái Lan. Ảnh: Võ Thạnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam sau một thời gian thăm khám sức khỏe ở Thái Lan. Ảnh: Võ Thạnh.
Trưa 4/1, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên Huế) để tịnh dưỡng, sau hơn một tháng sang Thái Lan kiểm tra sức khỏe.

13h, máy bay được thuê riêng chở thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng tăng ni Làng Mai (Thái Lan) đáp xuống sân bay quốc tế Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở phía ngoài, hàng chục phật tử đứng chờ đón.

Trong bộ áo nâu sòng, đội mũ len, thiền sư xuất hiện trên chiếc xe lăn, mỉm cười đáp lại lời chào của phật tử. Sau vài phút dừng ở sảnh sân bay, thiền sư được  đưa lên xe trở về tổ đình Từ Hiếu (phường Thuỷ Xuân, TP Huế) để tịnh dưỡng. Đây là ngôi chùa ông xuất gia tu tập từ nhỏ.

Theo trụ trì tổ đình Từ Hiếu, thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tịnh dưỡng ở thất Lắng Nghe bên phải chánh điện, nơi ngài tịnh dưỡng một năm qua sau khi trở về từ Thái Lan từ ngày 28/10/2018.

Thiền sư có ý nguyện sống tại tổ đình Từ Hiếu cho đến ngày viên tịch. Ngày 28/11/2019, ông rời khỏi chùa Từ Hiếu sang Thái Lan để kiểm tra sức khỏe.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Huế tịnh dưỡng ảnh 1 Tăng ni chào đón thiền sư tại chùa Từ Hiếu. Ảnh: Võ Thạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, là tổ đời thứ 8 của môn phái Từ Hiếu, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Năm 40 tuổi, ông rời Việt Nam, sáng lập dòng tu Tiếp Hiện và thiết lập các trung tâm thực hành, thiền viện ở nhiều nước.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, tích cực thúc đẩy hòa bình. Ông đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" trong cuốn "Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa". 

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.