Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi xuống

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi xuống
Các thị trường chứng khoán toàn cầu hầu như đã đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 15/6 khi giới đầu tư trên thế giới lo lắng về triển vọng kinh tế yếu kém tại các nền kinh tế đầu tầu cũng như về cuộc khủng hoảng nợ công chưa có lối thoát tại châu Âu nói chung và Hy Lạp nói riêng.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi xuống

Các thị trường chứng khoán toàn cầu hầu như đã đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 15/6 khi giới đầu tư trên thế giới lo lắng về triển vọng kinh tế yếu kém tại các nền kinh tế đầu tầu cũng như về cuộc khủng hoảng nợ công chưa có lối thoát tại châu Âu nói chung và Hy Lạp nói riêng.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi xuống ảnh 1
. Ảnh: minh họa - Internet

Đóng cửa phiên, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm mạnh, trong đó Dow Jones lại để mất mốc 12.000 điểm khi giảm tới 178,84 điểm (1,48%) xuống còn 11.897,27 điểm.

Standard & Poor's 500 lùi 22,45 điểm (1,74%) xuống 1.265,42 điểm, trong khi Nasdaq giảm 47,26 điểm (1,76%) xuống còn 2.631,46 điểm. Kéo Phố Wall đi xuống trong phiên này là những số liệu kinh tế yếu kém hơn dự liệu của kinh tế Mỹ, trong đó lạm phát đã tăng lên 3,6% trong tháng Năm vừa qua, hoạt động chế tạo tại khu vực New York cũng tồi hơn kỳ vọng.

Cũng trong phiên này, đồng USD lại đắt lên so với đồng euro và kéo giá dầu lao dốc tới 4,6% trên thị trường New York.

Các cổ phiếu ngành năng lượng, trong đó có các đại gia như ExxonMobil và Chevron đều sụt giảm mạnh, lần lượt tới 2% và 2,2%. Các cổ phiếu ngân hàng cũng chịu sức ép mạnh với Bank of America, JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo đều đồng loạt giảm sâu, lần lượt ở các mức 2,8%; 2,2%; 2% và 1,7%. Nhìn chung, chứng khoán Mỹ đang hướng tới tuần mất điểm thứ 7 liên tiếp.

Tại châu Âu, các sàn lớn trong khu vực cũng chìm trong sắc đỏ, sau khi các Bộ trưởng Tài chính Eurozone tại cuộc họp ngày 14/3 đã không đạt được đồng thuận về một gói giải cứu thứ hai giành cho Hy Lạp.

Thêm vào đó, hãng xếp hạng Moody's mới cảnh báo có thể hạ bậc xếp hạng tín dụng đối với ba ngân hàng lớn của Pháp là Credit Agricole, BNP Paribas và Societe Generale do các ngân hàng này dính dáng nhiều đến cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp.

Giới đầu tư đã phản ứng ngay lập tức với những tin xấu trên, đẩy các bảng giao dịch điện tử chìm ngập trong sắc đỏ. Chốt phiên, cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm mạnh, với FTSE 100 của Anh mất 1,04%, DAX của Đức rơi 1,25% và CAC 40 của Pháp lùi 1,49%.

Bước sang phiên 16/6, trên các thị trường châu Á, màu đỏ vẫn tiếp tục trải dài trên khắp các bảng điện tử của khu vực khi các nhà đầu tư châu Á cùng chia sẻ những lo ngại chung đã khiến chứng khoán Phố Wall và châu Âu giảm sâu trong phiên trước.

Đóng cửa phiên, toàn bộ các thị trường chính trong khu vực đều mất điểm mạnh, với Nikkei 225 của Nhật Bản mất 163,04 điểm (1,70%) xuống 9.411,28 điểm; Hong Kong giảm 390,66 điểm (1,75%) xuống 21,953,11 điểm; Australia lùi về 4.546,7 điểm sau khi để mất 88,7 điểm (1,91%), Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và New Zealand cũng đồng loạt lao dốc với các mức giảm lần lượt là 1,52%; 1,91%; 2%; 0,67% và 0,71%.

Một loạt các thông tin tiêu cực đang tác động mạnh đến tâm lý thị trường và đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, ngày 15/4, Hy Lạp thông báo nước này không thể trả được các món nợ vào tháng Bảy tới nếu không có khoản cho vay trị giá 12 tỷ euro (khoảng 17 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU)và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - một phần của gói giải cứu trị giá 110 tỷ euro mà EU và IMF đã đồng ý cho Hy Lạp vay hồi năm ngoái.

Trong những ngày qua, hàng nghìn người Hy Lạp đã đổ xuống đường để biểu tình phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ Athens. Đang có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp có thể sẽ lan rộng ra toàn hệ thống tài chính Eurozone và EU và dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn khu vực.

Nhà tư vấn đầu tư Shannon Briggs của tập đoàn ngân hàng tài chính Mỹ Morgan Stanley nhận định rằng châu Á đang thất vọng với những triển vọng kinh tế yếu kém từ ngoài khu vực. Trong khi mọi người đang tập trung vào vấn đề nợ của Hy Lạp và những số liệu kinh té yếu kém của Mỹ thì câu hỏi lớn hơn mà người ta đang quan tâm là liệu khi nào thì nước Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái kép./.

Theo: Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG