Thi tốt nghiệp THPT 2020: Thanh tra tham gia những khâu nào?

Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Bắc Giang năm 2019
Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Bắc Giang năm 2019
TPO - Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT tham gia vào tất cả các khâu của kỳ thi này.

Theo văn bản này, thanh tra Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và cơ sở giáo dục ĐH, thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi tại các Ban chỉ đạo cấp tỉnh, các sở GD&ĐT, Hội đồng thi; chỉ đạo hoạt động các đoàn thanh tra/kiểm tra thi theo Quy chế thi và các quy định của pháp luật về thanh tra. Việc thành lập các đoàn thanh tra đảm bảo nguyên tắc: không trùng lặp về phạm vi, đối townjg, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra; chỉ quyết định thanh tra viên mới được tiến hành thanh tra độc lập.

Thanh tra là giảng viên ĐH tham gia tất cả các khâu

Theo đó, Thanh tra Bộ thành lập các đoàn kiểm tra việc chỉ đạo, công tác chuẩn bị thi và thanh tra/kiểm tra công tác chuẩn bị thi của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, sở GD&ĐT.

Thành lập các đoàn kiểm tra việc chỉ đạo tổ chức coi thi và thanh tra/kiểm tra công tác coi thi của Sở GD&ĐT (kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn khu vực in sao đề thi của Ban In sao đề thi);

Thành lập các đoàn thanh tra việc chỉ đạo, tổ chức chấm thi và thanh tra, kiểm tra công tác chấm thi của Sở GD&ĐT.

Thành lập các đoàn kiểm tra việc chỉ đạo, tổ chức phúc khảo bài thi và thanh tra, kiểm tra công tác phúc khảo bài thi của Sở GD&ĐT.

Thanh tra phải là người liêm khiết

Đối với thanh tra sở GD&ĐT, văn bản này yêu cầu thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc sở tổ chức thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra thi. Thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra thi của sở GD&ĐT.

Về công tác chuẩn bị thi, Sở GD&ĐT thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra công tác chuẩn bị thi đối với các đơn vị có thí sinh đăng ký dự thi, tất cả các đơn vị dự kiến đặc điểm thi.
Về công tác in sao đề thi cử 1 người thanh tra độc lập tại vòng 2, khu vực in sao đề thi từ ngày Ban In sao đề thi làm việc đnế khi kết thúc nhiệm vụ.

Về công tác chấm thi thành lập 1 đoàn thanh tra công tác chấm thi, đảm bảo đoàn có đủ số thành viên để thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại các khu vực: làm phách (1 thành viên thanh tra Ban làm phách bài thi tự luận nếu đánh phách 1 vòng hoặc 2 thành viên thanh tra ban làm phách, mỗi vòng 1 người nếu đánh phách 2 vòng); tại ban chấm thi tự luận đảm bảo mỗi thành viên thanh tra từ 2 đến 3 phòng chấm thi tùy theo phương án bố trí các phòng chấm thi; tại ban chấm thi trắc nghiệm đảm bảo có ít nhất 1 thành viên trong một phòng xử lý bài thi trắc nghiệm.

Về công tác phúc khảo, thành lập 1 đoàn thanh tra công tác phúc khảo bài thi, có ít nhất 3 người.

Về công tác xét công nhận tốt nghiệp, thành lập 1 doàn thanh tra công tác xét công nhận tốt nghiệp có ít nhất 2 người.

Văn bản của Bộ cũng đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn người tham gia thanh tra, kiểm tra thi.

Trong đó, ngoài yêu cầu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh khách quan, thanh tra phải là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh tra nội nộ; là cán bộ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục ĐH đối với đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT; là cán bộ của Cục Nhà trường đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường.

Thanh tra phải là người đã tham dự tập huấn và nắm vững quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra khi có người thân tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra khi đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.