Thi hành án hơn 14 nghìn tỷ đồng từ các vụ thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN

Các tòa án nhân ​dân, quân sự đã tuyên buộc Ðinh Ngọc Hệ phải nộp lại ​hàng trăm tỷ đồng cùng đất đai cho nhà nước...
Các tòa án nhân ​dân, quân sự đã tuyên buộc Ðinh Ngọc Hệ phải nộp lại ​hàng trăm tỷ đồng cùng đất đai cho nhà nước...
TPO - Các cơ quan thi hành án dân sự đã tổ chức thi hành được trên 53 nghìn tỷ đồng, trong đó có trên 14 nghìn tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi… Đây là một trong số 10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp trong năm 2020.

Ngày 4/1/2021, Bộ Tư pháp cho biết, Bộ trưởng Lê Thành Long vừa ký quyết định phê chuẩn, công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Tư pháp năm 2020.

Trong số 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tư pháp thì kết quả công tác thi hành án dân sự được đánh giá hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020. Vượt qua khó khăn, kết quả công tác thi hành án dân sự về giá trị, đặc biệt là giá trị thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế năm 2020 đạt cao nhất từ trước đến nay.

Toàn Ngành đã tổ chức thi hành được trên 53 nghìn tỷ đồng (tăng gần 1000 tỷ đồng so với năm 2019), trong đó có trên 14 nghìn tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi (Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN). Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Sự kiện nổi bật thứ hai là “Hoàn thành tốt nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Chính phủ tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, làm cơ sở ban hành các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác pháp luật và tư pháp”.

Trong năm 2020, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ hoàn thành việc tổng kết 02 Nghị quyết của Bộ Chính trị và 03 Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, cơ quan này cũng đã thực hiện tốt nhiện vụ thành viên Tổ Biên tập, tích cực phối hợp với các cơ quan, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành và từng bước tổ chức triển khai thực hiện các kết luận quan trọng về kết quả tổng kết các văn bản này.

Đồng thời tham mưu giúp Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Văn kiện, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương xác định tầm nhìn chiến lược về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và cải cách tư pháp giai đoạn 2021 - 2030 được thể hiện trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Sự kiện tiếp theo là “Thể chế pháp luật của đất nước và trong một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp đều có bước hoàn thiện quan trọng”.

Năm 2020, Bộ, ngành Tư pháp đã tham mưu cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định của Hiến pháp nhằm bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ Tư pháp đã phối hợp các Bộ, ngành tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 17 Luật và nhiều Nghị quyết, văn bản quan trọng khác trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ chủ trì xây dựng, trình Quốc hội thông qua 3 luật với tỷ lệ đồng thuận cao (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – tỷ lệ đại biểu Quốc hội thông qua là 92.96%; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp – 92.96%; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính – 93.5%), đánh dấu bước tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong các lĩnh vực công tác quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.

7 sự kiện nổi bật còn lại gồm: Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo các chuyên đề; tham mưu chính sách ứng phó kịp thời với tác động của đại dịch Covid-19; Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật; Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng tại Việt Nam”; Chủ động, sáng tạo trong hợp tác quốc tế về pháp luật, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành Tư pháp; Tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống; Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, định hướng chuyển đổi số; Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư pháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 - Đại hội điểm Đảng bộ cấp trên cơ sở của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; nhiều Giám đốc Sở Tư pháp được tín nhiệm bầu tham gia tỉnh, thành ủy

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.