Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay'

TPO - Mới đây, học sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được trải nghiệm du lịch học đường giáo dục di sản với tên gọi “Thăng Long - Hà Nội: Xưa và Nay”.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 1
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ Đô (10/10/1954-10/10/2022) và hướng tới kỷ niệm ngày di sản văn hoá Việt Nam 23/11, để giúp các em học sinh hiểu hơn nữa về những giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội xưa và nay, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Phòng Giáo dục Đào tạo Quận Hoàn Kiếm, Công ty Cổ phần Đồng Xuân tổ chức chương trình Giáo dục Di sản với chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay”
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 2
Chương trình với mong muốn các em học sinh trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm tìm hiểu về di sản địa phương nơi mình đang sinh sống và học tập, qua đó, giúp các em yêu mến và tự hào về lịch sử của thủ đô ngàn năm văn hiến, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 3
Chương trình tour Giáo dục di sản “Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay” giới thiệu về một số di tích tiêu biểu trực thuộc Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội giúp các em học sinh có cái nhìn tổng thể về lịch sử hình thành và phát triển cũng như một số nét đặc trưng văn hóa của Thăng Long - Hà Nội xưa và nay. Đẩy mạnh chương trình Giáo dục di sản cho các em học sinh trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 4
Tour du lịch học đường gồm các hoạt động chính như tham quan tìm hiểu văn hóa Hà Nội tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Ngôi nhà Di sản số 87 Mã Mây, Đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc...
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 5
Các em học sinh lớp 6G trường THCS Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về "Kẻ chợ - phố cổ" qua các thời kỳ lịch sử tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 6
Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội được xây dựng lại gồm 3 tầng và 1 tầng bán hầm. Tầng hầm được bố trí là nơi triển lãm các dự án trùng tu, bảo tồn các di sản vật thể trong khu phố cổ Hà Nội. Tầng 1, là nơi tổ chức các triển lãm định kỳ, kết hợp không gian đọc sách, tra cứu. Tầng 2, là nơi tổ chức triển lãm cố định, giới thiệu lịch sử hình thành, văn hóa của khu phố cổ Hà Nội. Tầng 3 sẽ phù hợp tổ chức hội thảo, giao lưu biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nước.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 7
Thăng Long - Hà Nội cũng là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước. Những người thợ tài hoa ở khắp các vùng quê đã lên kinh đô làm ăn buôn bán để rồi lập phường nghề, phố nghề như: Phố Hàng Bông chuyên bán mền bông, chăn đệm; phố Hàng Đào chuyên bán tơ lụa, vải vóc; phố Hàng Mã chuyên bán đồ vàng mã để thờ cúng; phố Hàng Bạc chuyên bán đồ trang sức, cung cấp vàng bạc …. Đặc biệt, những người dân ở các vùng quê khi lên kinh đô họ còn rước theo Thành hoàng làng nơi quê hương của họ để thờ và lập ra hệ thống đình, đền, chùa ở các phố phường Hà Nội như Đình Kim Ngân (phố Hàng Bạc) thờ ông tổ bách nghệ, đình Hàng Thiếc thờ tổ nghề thiếc, đình Hàng Quạt thờ tổ nghề quạt… hình thành nét văn hóa đặc sắc mang đặc trưng vùng đất Kinh kỳ.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 8
Hướng dẫn viên giới thiệu các con phố cổ trên đường di chuyển trong tour du lịch học đường.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 9
Học sinh có mặt tại Ngôi nhà Di sản, số 87 Mã Mây.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 10
Ngôi nhà cổ 87 phố Mã Mây (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) là một trong những ngôi nhà cổ mang kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa. Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất: 157,6m2, với chiều dài là 28m2, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà này đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại ngôi nhà. Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây. Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường.
Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các lớp nhà được ngăn cách bởi các lớp sân trong. Lớp ngoài là cửa hàng, không làm tường vách mà mở thông ra phố để bày hàng. Phía trong có sân rời. Tiếp đến là gian nhà hậu, kho hàng và nhà bếp. Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 11
Em Phạm Hoàng Thảo My, học sinh lớp 6G trường THCS Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cảm thấy rất hào hứng khi được trải nghiệm tour du lịch học đường này. "Đây là lần đầu tiên em tham gia trải nghiệm như thế này và em rất thích thú. Việc trải nghiệm sẽ giúp em và các bạn nhớ lâu hơn và vui hơn về lịch sử Thủ đô", em My chia sẻ.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 12
Giữa các lớp nhà có giếng trời tràn ngập ánh sáng và sân bày chậu cảnh tạo cảnh quan môi trường, có cảm giác gần gũi thiên nhiên.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 13
Điểm cuối cùng trong tour du lịch học đường là Đình Kim Ngân. Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Theo cố nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 14
Ngày nay, Đình Kim Ngân nằm trên phố Hàng Bạc, được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ là một minh chứng về quá trình hình thành, phát triển của các phố nghề tại kinh thành Thăng Long xưa. Giai đoạn đầu thế kỷ 20 đến nay, Hàng Bạc là khu phố tập trung sinh sống nhiều người thợ kim hoàn Hà Nội.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 15
"Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm học lịch sử như thế này. So với hình ảnh, video được học trên lớp thì em cảm thấy trải nghiệm thực tế sống động và bổ ích hơn khi được cảm nhận rõ ràng hơn", em Trương Hải Đăng, học sinh lớp 6G, trường THCS Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Theo chân học sinh Thủ đô khám phá 'Thăng Long – Hà Nội: Xưa và Nay' ảnh 16
Cô Đinh Thị Thanh Xuân, GVCN lớp 6G trường THCS Nguyễn Du vui mừng và vinh dự khi lớp thay mặt trường, học sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm tham gia trải nghiệm tour du lịch học đường. "Khi biết tin được đi trải nghiệm các em học sinh rất vui mừng và phấn khởi. Qua tour du lịch học đường, các em được tìm hiểu về di sản địa phương nơi mình đang sinh sống và học tập. Qua đó, giúp các em yêu mến và tự hào về lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá truyền thống của dân tộc. Đây cũng là hoạt động trải nghiệm thực tế giúp cho các em học tốt môn học Giáo dục địa phương mà các em được học trong chương trình trên lớp", cô Xuân chia sẻ.
Tin liên quan