Theo hãng Sputnik, so với Su-25, năng lực chiến đấu của Su-25SM3 tăng gần gấp ba. Đáng chú ý, Nga đã thành công trong việc chế tạo tổ hợp Vitebsk giúp Su-25SM3 đủ khả năng chống lại các tên lửa có đầu nhiệt áp tự dẫn đường kiểu Stinger hoặc Igla.
Dự kiến, ngoài Su-25SM3, Nga cũng sẽ thiết lập tổ hợp này trên tất cả các máy bay trực thăng Ka-52, Mi-8.
Giới chức quân sự Nga tin rằng, cường kích Su-25SM3 có khả năng không chỉ bắn phá các mục tiêu trên mặt đất, mà còn thực hiện được những trận không chiến.
Với sự hỗ trợ của định vị vệ tinh GLONASS, Su-25SM3 có thể nhận biết điểm mục tiêu cuối của chuyến bay với độ chính xác đến 10 mét và thực hiện tấn công mục tiêu ngay cả khi tầm nhìn bị hạn chế.
Su-25SM3 cũng được cho sở hữu dải tốc độ phạm vi rộng, có thể chuyển đổi vận tốc từ cực đại xuống 100km/giờ mà không bị rơi vào tình trạng “rơi xoắn ốc”.