Gần đây, các cuộc tấn công vào các tổ chức tài chính đã xảy ra liên tục cho thấy một tình trạng đáng báo động trong vấn đề bảo mật ngân hàng.
Chỉ vài ngày trước đây, một ngân hàng tại Ecuador cũng trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công tương tự hồi tháng 1/2015 với số tiền bị đánh cắp ước tính khoảng 9 triệu USD, theo thông tin từ Reuters.
Vụ hack ngân hàng này cũng có những điểm tương đồng của các cuộc tấn công chống lại ngân hàng trung ương Bangladesh, hay như vụ TPBank suýt bị hack 1,13 triệu USD.
Trước đó, ngân hàng trung ương Bangladesh cũng đã bị tội phạm mạng đánh cắp khoảng 81 triệu USD thông qua lỗ hổng SWIFT.
Ngoài ra, cuộc tấn công vào ngân hàng Banco del Austro cũng được mô tả trong một vụ kiện ở New York rằng hacker đã chiếm được quyền truy cập vào các mã ngân hàng sử dụng để chuyển tiền hệ thống liên lạc ngân hàng toàn cầu SWIFT.
Điều này cho phép các hacker tích lũy 12 triệu, được chuyển vào tài khoản tại Hồng Kông, Dubai, New York và Los Angeles. Theo báo cáo, SWIFT đã được sử dụng để chuyển tiền từ các ngân hàng Mỹ.
Các vụ tấn công mạng nhằm vào các ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng
Phản hồi lại thông tin này, phát ngôn viên của SWIFT đã phát biểu trên Reuters rằng: các ngân hàng đã không chủ động trình báo và không minh bạch các thông tin chi tiết về vụ tấn công.
Việc chia sẻ thông tin rất quan trọng, vì nó sẽ góp phần ngăn chặn các vụ hack ngân hàng trong tương lai và giảm thiểu các thiệt hại không đáng có.
SWIFT cũng cảnh báo khách hàng rằng, hai vụ tấn công ngân hàng gần đây tại Bangladesh và Việt Nam dường như là "một phần của chiến dịch tấn công mạng với quy mô lớn và thủ đoạn tinh vi hơn".
Trong quý IV/2015, TPBank đã phát hiện ra một số yêu cầu chuyển khoản đáng ngờ từ thông qua các tin nhắn của hệ thống chuyển tiền SWIFT nhằm chuyển hơn 1,13 triệu USD.
Ngân hàng này sau đó đã nhanh chóng ngăn chặn việc chuyển tiền của bọn tội phạm bằng cách liên hệ với các bên có liên quan.