Thêm một hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga bị phá hủy ở Donetsk

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) của Ukraine cho biết đã phá hủy một hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga bằng hỏa lực từ hệ thống pháo binh cơ động cao HIMARS.

Trong khi thực hiện các hoạt động trinh sát trên mặt trận Donetsk, chỉ huy của Trung đoàn SOF số 3 phát hiện hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 và trạm radar 9S36 của Nga.

Sau khi ghi nhận vị trí và tọa độ của mục tiêu, lực lượng Ukraine đã điều khiển hỏa lực chính xác từ hệ thống pháo binh cơ động cao HIMARS nhắm trúng bệ phóng và radar của đối phương.

Buk là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung di động, được Nga thiết kế để bảo vệ quân đội và các cơ sở hậu cần trước những mối đe dọa từ trên không.

Khả năng của Buk được mở rộng để chống lại các mục tiêu trên không khác nhau, bao gồm máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Hệ thống phòng không này cũng có thể hoạt động ngay cả trong môi trường thời tiết khắc nghiệt.

Buk có trọng lượng 34 tấn, được trang bị động cơ diesel có công suất 840 mã lực, nhờ đó nó có thể di chuyển với tốc độ 65 km/h, tầm hoạt động 500 km.

Hệ thống phòng không sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn 9M317, tên lửa có chiều dài 5,5 m; sải cánh 860 mm; trọng lượng 710 kg; nó có thể mang đầu đạn nổ phân mảnh nặng tới 70 kg. Hệ thống phòng không Buk cũng có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 20 km; tên lửa hành trình ở độ cao 100 m và phạm vi 20 km.

Trong khi đó, radar 9S36 được biết đến là một thành phần quan trọng trong tổ hợp phòng không Buk, có thể nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa trên không ở phạm vi từ 2,5 km đến 70 km, độ cao từ 5 m đến 35 km. Trạm có khả năng đối phó đồng thời với 10 mục tiêu di chuyển với tốc độ lên tới 3 km/s.

Ngoài nhiệm vụ phát hiện và theo dõi mục tiêu, radar còn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đường và vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không.

Hiện, giới chức Nga vẫn chưa bình luận về các thông tin mà Ukraine đưa ra.

Theo Pravda
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.