THẾ GIỚI 24H: Ông Trump được ca ngợi là 'một trong những tổng thống vĩ đại'

0:00 / 0:00
0:00
THẾ GIỚI 24H: Ông Trump được ca ngợi là 'một trong những tổng thống vĩ đại'
TPO - Đài Fox News ngày 14/3 đưa tin các thành viên chi bộ đảng Cộng hòa bang Alabama (Mỹ) đã thông qua một nghị quyết đặc biệt vinh danh cựu tổng thống Donald Trump là “một trong những tổng thống vĩ đại nhất và làm việc hiệu quả nhất” trong 245 năm lịch sử nước Mỹ.

Trong nghị quyết, ông Trump được đặc biệt đánh giá cao trong nỗ lực “đưa quyền lợi của người dân Mỹ và người lao động Mỹ lên hàng đầu” khi ra các quyết định và chính sách. Chiến dịch phân phối vaccine ngừa COVID-19 của chính quyền ông cũng được ca ngợi là “nhanh chóng, kịp thời trong thời gian nhanh kỷ lục”. Theo Fox News, ông Hooper sẽ sớm trao tặng một bản sao nghị quyết cho ông Trump tại một bữa tiệc chiêu đãi ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida. “Chúng tôi, những người ở Alabama, đều quý mến ông ấy và ông ấy rõ ràng cũng đã nhận được 75 triệu phiếu bầu từ người dân Mỹ hồi năm ngoái. Tôi đơn giản là chỉ đang làm thay cho 75 triệu người đó” - ông Hooper nói thêm.


Ngày 15/3, giới chức Nigeria thông báo một nhóm tay súng đã bắt cóc các học sinh và giáo viên một trường tiểu học ở bang Kaduna, miền Tây Bắc Nigeria. Đây là điểm nóng an ninh tại Nigeria, nơi thường xuyên xảy ra các vụ bắt cóc và cướp bóc. Ủy viên Nội vụ bang Kaduna Samuel Aruwan cho biết chính quyền đã nhận được các báo cáo an ninh về vụ việc một số lượng chưa xác định các học sinh và giáo viên của trường Tiểu học LEA ở Rema, vùng Birnin Gwari đã bị bắt cóc. Giới chức hiện đang tiếp tục thu thập thông tin về số lượng cụ thể các nạn nhân. Hầu hết các học sinh tiểu học Nigeria ở độ tuổi từ 6-11.

Tàu hải quân của 4 quốc gia thuộc nhóm Bộ Tứ cùng với tàu chiến của Pháp đang chuẩn bị cho cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên của 5 quốc gia này dự kiến diễn ra vào đầu tháng tới tại Ấn Độ Dương. Trước đó theo tin của tờ báo Hindustan Times của Ấn Độ được truyền thông Australia trích dẫn, các tàu hải quân của nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia sẽ tập trận với tàu chiến của Pháp từ ngày 4-7/4. Báo Hindustan Times cho biết, cuộc tập trận dự kiến sẽ có sự tham gia của nhiều tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường, tàu ngầm và máy bay trinh sát.

Theo Hoàn cầu Thời báo, tổng cộng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư bị phá hoại trong các cuộc tấn công nhằm vào các công ty Trung Quốc ở Yangon, Myanmar, tính đến trưa 15/3. Trong các sự cố liên quan, hai nhân viên Trung Quốc bị thương, không có ai thiệt mạng, thiệt hại tài sản lên tới 240 triệu nhân dân tệ (36,9 triệu USD). Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho biết các nhân viên Trung Quốc bị thương và mắc kẹt trong các cuộc tấn công đốt phá của những kẻ tấn công không rõ danh tính. Cơ quan ngoại giao này kêu gọi Myanmar bảo vệ tài sản và công dân cho Trung Quốc.

WHO, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Anh (MHRA) khẳng định không có bằng chứng về mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine của AstraZeneca và tăng nguy cơ đông máu. WHO cho biết không có bằng chứng cho thấy bất cứ sự cố sức khỏe nào do mũi tiêm của AstraZeneca gây ra. Kết luận trên được đưa ra sau khi ban cố vấn của WHO xem xét các báo cáo liên quan tới vaccine của AstraZeneca. Hàng loạt các quốc gia châu Âu, mới nhất là Pháp, Đức, Italy quyết định đình chỉ sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca do lo ngại các trường hợp đông máu sau khi tiêm vaccine của hãng này ở châu Âu. Indonesia cũng vừa ra quyết định tương tự.

Ngày 15/3, Mỹ đã tạm thời đóng cửa Tổng lãnh sự quán của nước này tại đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), sau khi có hai nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Hai nhân viên này nằm trong số những người phải thực hiện xét nghiệm bắt buộc do cư trú ở khu căn hộ có ca nhiễm mới. Theo giới chức Mỹ, việc đóng cửa tạm thời Tổng lãnh sự quán là để khử trùng toàn bộ tòa nhà.

Ngày 15/3, Nhà Trắng cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tìm cách tiếp cận Triều Tiên để đối thoại về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này, tuy nhiên, Washington không nhận được phản hồi từ phía Bình Nhưỡng. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki vừa cho biết, mục tiêu của Mỹ là giảm rủi ro leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía Triều Tiên. Bà Psaki cũng nhấn mạnh, ngoại giao sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong giải quyết vấn đề Triều Tiên.
MỚI - NÓNG