THẾ GIỚI 24H: Ông Biden gật đầu 'tai hại', Nhà Trắng lên tiếng giải thích

0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống Putin và Tổng thống Biden bắt tay trước cuộc họp. (Ảnh: Pool/CNN)
Tổng thống Putin và Tổng thống Biden bắt tay trước cuộc họp. (Ảnh: Pool/CNN)
TPO - Nhà Trắng đã lên tiếng giải thích về cái gật đầu của ông Joe Biden khi được hỏi rằng liệu có tin tưởng ông Vladimir Putin tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ.

Cụ thể, trong quãng thời gian ngắn chụp ảnh và trả lời báo chí cùng ông Putin trước khi bước vào phiên họp đầu tiên của Thượng đỉnh Nga-Mỹ, theo một số phóng viên có mặt, ông Biden được cho là đã "gật đầu" khi được hỏi liệu có tin tưởng nhà lãnh đạo Nga hay không. Tuy nhiên, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định hành động của Tổng thống Mỹ đã bị hiểu lầm: “Trong một cuộc họp báo dành cho tất cả phóng viên, với nhiều câu hỏi liên tục được nêu lên, Tổng thống đã có một cái gật đầu chung về phía truyền thông. Ông ấy không hề trả lời bất kỳ ai, hay bất kỳ câu hỏi nào cả”. Trước đó, Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield cũng đề cập nhận định mà Tổng thống Joe Biden đã đưa ra hôm 14/6. Theo đó, ông mong muốn “kiểm chứng trước khi có thể tin tưởng” nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin


Tại cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 16/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán về an ninh mạng và kiểm soát vũ khí. Tổng thống Biden cho biết ông đã không đưa ra “những lời đe dọa” trong cuộc gặp kéo dài 3 tiếng đồng hồ này, đồng thời nói rằng ông đã nhắc đến những lợi ích quan trọng của Mỹ, trong đó có cả vấn đề an ninh mạng và nhắc nhở Tổng thống Putin rằng Mỹ sẽ đáp trả nếu Nga xâm phạm những quyền lợi đó của Mỹ.


Ngày 16/06, Tổng thống J.Biden đã đồng ý kéo dài Hiệp ước START-3 thêm 5 năm tại cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra tại Geneva- Thụy Sỹ. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề, từ quan hệ ngoại giao đến ổn định chiến lược và nhiều chủ đề quan trọng khác.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cảnh báo về tình trạng thiếu hụt lương thực và tuyên bố tiếp tục phong tỏa đất nước để chống dịch. Trong bài phát biểu tại cuộc họp Ban chấp hành đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức vào ngày 15/6, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh tình hình lương thực quốc gia "đang trở nên rất căng thẳng". Giới quan sát cho biết hiện tại, Triều Tiên có thể chưa rơi vào nạn đói hay bất ổn nhưng các nhà quan sát nhận định diễn biến dịch bệnh có thể khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực trong thời gian tới. Viện Phát triển Hàn Quốc dự đoán Triều Tiên có thể đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 1 triệu tấn lương thực trong năm nay.


Nước Anh ngày 16/06 ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm COVID-19, chủ yếu do biến virus Delta, khiến nước này tiếp tục bị Liên minh châu Âu gạt khỏi danh sách các quốc gia an toàn được phép tự do du lịch đến châu Âu. Số liệu của cơ quan y tế Anh cho thấy, trong ngày 16/06, nước Anh tiếp tục ghi nhận 9.055 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó đại đa số là nhiễm biến thể virus Delta, vốn lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ. Đây không chỉ là số ca nhiễm hàng ngày cao nhất tại Anh kể từ tháng 2/2021 mà còn là bằng chứng cho thấy, nguy cơ biến thể virus Delta gây ra một làn sóng dịch mới tại Anh ngày càng lớn hơn, bất chấp việc gần 80% người dân trưởng thành tại Anh đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Ngoài biến thể virus Delta chiếm thế áp đảo, hiện diện ở trên 90% số ca nhiễm, giới chức y tế Anh cũng cho biết nước này hiện đang điều tra và nghiên cứu 25 biến thể khác đang xuất hiện tại Anh. Các biến thể này đã khiến số ca nhiễm tại Anh tăng trung bình 64% sau mỗi tuần trong thời gian qua, thậm chí tại một số khu vực, số ca nhiễm đã tăng gấp đôi chỉ sau 1 tuần.


Công ty dược phẩm Mỹ Moderna ngày 16/06 cho biết chính phủ Mỹ đã mua bổ sung 200 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng này. Thông báo của Moderna cho biết quyết định này đã nâng tổng số liều vaccine chính phủ Mỹ mua của công ty này lên 500 triệu với lựa chọn mua thêm các liều vaccine thử nghiệm đang trong quá trình phát triển.


Do tình hình dịch COVID-19 tại Pháp đã được cải thiện đáng kể, Chính phủ nước này sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm và nới lỏng quy định đeo khẩu trang ngay trong những ngày tới. Lệnh giới nghiêm tại Pháp được áp đặt từ hồi tháng 10 năm 2020 từ 6h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau. Khi Pháp dỡ dần phong tỏa toàn quốc lần thứ 3, thời điểm bắt đầu lệnh giới nghiêm liên tục được điều chỉnh muộn hơn. Khi tình hình dịch COVID-19 đang tiếp tục đà cải thiện từ khoảng 2 tháng qua, Chính phủ Pháp quyết định sẽ chấm dứt biện pháp này sớm hơn dự kiến.


Biến thể virus SARS-CoV-2 được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ được đặt tên là Delta, hiện đã được tìm thấy ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực trên toàn thế giới. Đây là thông tin đã được WHO xác nhận trong bản cập nhật dịch tễ học Covid-19 hàng tuần mới nhất của tổ chức này. Cũng theo báo cáo của WHO, tính đến ngày 15/6, số quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực ghi nhận các trường hợp liên quan đến biến thể đáng lo ngại Delta đã tăng thêm 6 so với một tuần trước đó.

MỚI - NÓNG
Cảnh tượng khác lạ ở Vũng Tàu
Cảnh tượng khác lạ ở Vũng Tàu
TPO - Sự tham gia của 60 nam vương quốc tế cùng loạt hoa hậu, á hậu Việt tại giải chạy quốc tế góp phần kích cầu du lịch, quảng bá văn hóa, ẩm thực thành phố Vũng Tàu đến bạn bè quốc tế.