THẾ GIỚI 24H: Mỹ bắt giữ tàu hàng Triều Tiên

Tàu vận tải M/V Wise Honest bị Mỹ bắt giữ. Ảnh: New York Times
Tàu vận tải M/V Wise Honest bị Mỹ bắt giữ. Ảnh: New York Times
TPO - Ngày 9/5, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Mỹ đã bắt giữ một tàu hàng của Triều Tiên với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington đối với quốc gia này. 

Con tàu bị bắt là M/V Wise Honest có trọng tải 17.600 tấn - một trong những tàu hàng lớn nhất của Triều Tiên được sử sụng để xuất khẩu than ra nước ngoài và nhập máy móc hạng nặng về Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Mỹ bắt giữ một tàu hàng Triều Tiên với cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt quốc tế. Giới chức Mỹ cho hay động thái này là một phần trong kế hoạch hành động tổng thể nhằm thực thi các lệnh trừng phạt quốc tế, với mục đích cuối cùng là gây áp lực tối đa nhằm buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình hạt nhân.


Các nguồn tin ngoại giao ngày 9/5 cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), bất chấp quyết định của Tehran nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ. Một quan chức cấp cao của EU cho biết còn quá sớm để xem xét các biện pháp trừng phạt của châu Âu trong trường hợp Iran không tuân thủ các cam kết. Quan chức này cho biết: "Thông báo mới nhất của Iran không phải là sự vi phạm hay rút lại thỏa thuận hạt nhân".


Ngày 9/5, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) thông báo đã từ chối đề nghị cho phép hoạt động và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại thị trường Mỹ của Công ty China Mobile, Trung Quốc do lo ngại về những nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ. Quyết định trên đã đặt dấu chấm hết cho nỗ lực kéo dài trong 8 năm qua của China Mobile nhằm thâm nhập vào thị trường Mỹ. Công ty viễn thông lớn nhất thế giới với 930 triệu thuê bao tính tới tháng 2/2019 này đã nộp đơn xin hoạt động tại Mỹ từ năm 2011.


Bộ Tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc (JSC) cho biết, hai tên lửa được phóng vào hôm 9/5 từ khu vực Kusong của Triều Tiên và hướng về phía đông. Chúng đã bay lần lượt 420km và 270km, cùng đạt đến độ cao 50km trước khi rơi xuống biển. Đây là vụ phóng thứ 2 trong vòng một tuần qua của nước này sau khi hội nghị thượng đỉnh với Mỹ vào tháng 2 không cho ra kết quả khả quan.


Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 10/5 cho biết Chủ tịch Kim Jong Un đã giám sát một cuộc diễn tập "tấn công tầm xa". Trong thông báo phát đi một ngày sau khi Hàn Quốc cho biết các vũ khí mà Bình Nhưỡng vừa phóng chiều 9/5 là tên lửa tầm ngắn, KCNA cho biết "ở vị trí chỉ huy, Lãnh đạo Tối cao Kim Jong Un đã xem xét một kế hoạch diễn tập tấn công bằng các phương tiện tấn công tầm xa và đã ra lệnh khởi động cuộc diễn tập này." Thông báo của KCNA không nhắc tới các từ "tên lửa", "rocket" hay "vật phóng đi tự động", song khằng định cuộc diễn tập đã được triển khai thành công nhằm kiểm tra năng lực phản ứng nhanh và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị phòng thủ.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 thông báo, đại sứ quán nước này tại Jerusalem chính thức mở cửa, gần một năm sau khi tòa nhà đại sứ quán được khánh thành. Đại sứ quán mới của Mỹ bị Palestine và nhiều nước trên thế giới coi là hành động ủng hộ việc sáp nhập trái phép thành phố này của Israel. Đầu năm nay, Tổng thống Trump đã công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan mà Israel chiếm được từ Syria trong cuộc chiến tranh năm 1967.


Hàng trăm sinh viên tụ tập bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum để phản đối quyết định mở lại các trường học. Trước bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chính phủ Sudan từng đưa ra quyết định tạm đóng cửa các trường đại học. Mới đây, tuyên bố mở cửa lại các trường ĐH đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ giới sinh viên nước này.  Bất chấp thái độ phản đối của sinh viên, một số tổ chức giáo dục đại học đã đưa ra thông báo hoạt động trở lại, trong đó Đại học Khoa học và Công nghệ Sudan tuyên bố sẽ tái mở cửa vào ngày 10/6 và Đại học Al-Neelain là ngày 16/6.


 Ngày 9/5, truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin Mỹ đã triển khai một loại tên lửa bí mật để tiêu diệt các phần thử khủng bố mà không làm hại đến dân thường xung quanh. Loại vũ khí này đã được sử dụng ở nhiều khu vực xung đột, trong đó có Syria và Yemen.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.