Thấy những dấu hiệu này, đi khám tiểu đường ngay lập tức

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Ước tính số người tử vong do đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường năm nay sẽ là 4 triệu – cứ 6 giây có 1 người tử vong; 20 giây có một người bị cắt cụt chi.

Năm 2016, chi phí về y tế dành cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên 727 tỉ USD, tăng 8% so với thống kê trước đó vào năm 2015- nhưng vẫn có hơn 5 triệu người tử vong có liên quan đến đái tháo đường và 2/3 số này là ở lứa tuổi 40-69.

Theo nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia y tế về bệnh đái tháo đường vào những năm 2006- khi thế giới có 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, người ta dự đoán vào năm 2030 sẽ có 380—389 triệu người mắc bệnh thì năm 2012 đã là 371 triệu, năm 2013 đã là 382 triệu, năm 2015 là 415 triêu, năm 2016 là 425 triệu. Ước tính sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045.

Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc đái tháo đường. Hiện có hơn 199 triệu phụ nữ mắc đái tháo đường. Dự kiến sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040. Cứ 5 phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thì có 2 người ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm hơn 60 triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Ở phụ nữ bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9, với 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gần gấp 10 lần so với phụ nữ không mắc bệnh. Phụ nữ mắc đái tháo đường týp 1 có nguy cơ sảy thai sớm hoặc có con bị dị tật.

Những dấu hiệu nhận biết bị đái tháo đường

Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục Thường xuyên khát nước (tăng khát - polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước . Điều này làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy mất nước nên thường xuyên khát. Càng khát bạn càng uống nhiều nước và dẫn đến tiểu tiện hơn nhiều. Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường. Đói quá mức Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu được đề cập ở trên, tạo thành 3 dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc nếu nó không đáp ứng insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Và điều đó làm cho bạn vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu còn cao hơn mà thôi. Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng cơn đói không biến mất, bạn có thể cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi dường như bạn không có bất kỳ triệu chứng khác của bệnh tiểu đường.
Thấy những dấu hiệu này, đi khám tiểu đường ngay lập tức ảnh 1 Thường xuyên khát nước (tăng khát - polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet
Mệt mỏi Một dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường là mệt mỏi liên tục. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cảm thấy mệt mõi và buồn ngủ với cùng một nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy đói: Tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng. Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần làm bạn cảm thấy kiệt sức.

Giảm cân

Trong khi chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nếu nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc giảm cân ở đây được lý giải, do bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu.

Vết bầm tím lâu lành

Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy nghĩ ngay đến việc đi bác sĩ kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn.

Da xấu, hay ngứa

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Các dấu hiệu da xấu đi, cảm giác ngứa ran, tê, sưng hay đơn giản là thường xuyên đi tiểu đêm, khả năng thị giác kém đi cũng là những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất để chúng ta nghĩ đến bệnh tiểu đường và cần đi làm xét nghiệm, sàng lọc định kỳ. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng.

Mờ mắt

Những thay đổi này ở mắt có thể thay đổi và cải thiện, thị lực có thể trở lại bình thường nếu điều trị ổn định lượng đường trong máu.

Khi nhìn mờ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào về mắt thì nó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

MỚI - NÓNG