Thầy cô lội bùn lầy, vượt hàng chục km vào bản gọi học sinh đến lớp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển nhưng mỗi thầy, cô giáo ở vùng cao Nghệ An đều nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, ngày đêm thầm lặng mang cái chữ “gieo” trên miền đất khó.

Cơn mưa kéo dài làm con đường đất vào bản Kẻo Nam (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) thêm phần gian nan. Cầm đôi dép tổ ong dính đầy bùn đất trên tay, người đầm đìa mồ hôi trong bộ áo mưa dày cộm, thầy Trịnh Xuân Đạo, giáo viên trường PTDTBT THCS Bắc Lý vẫn cố bám theo đồng nghiệp trên con dốc dài trơn trượt.

“Bản Kẻo Nam là một trong những bản thuộc diện khó khăn nhất của xã Bắc Lý. Do chưa thể thực hiện việc dạy học trực tuyến, chưa tập trung được học sinh nên phần lớn các trường bậc THCS đã phân giáo viên đến từng điểm bản để vận động học sinh đến lớp. Nếu không vào tận bản để thông báo thì các em không biết để đi học, mất buổi nào sẽ thiệt thòi cho các em buổi ấy. Hi vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi để các em được đến trường”, thầy Đạo chia sẻ.

Thầy cô lội bùn lầy, vượt hàng chục km vào bản gọi học sinh đến lớp ảnh 1

Giáo viên mặc áo mưa, lội bùn vào tận bản vận động học sinh đến lớp

Từ trường PTDTBT THCS Bắc Lý vào đến bản Kẻo Phà Tú dài 12 km, chủ yếu là đường đất trơn trượt. Từ bản Kẻo Phà Tú, những giáo viên vùng cao phải cuốc bộ thêm 8km mới vào được đến bản Kẻo Nam. Trên đường, họ vừa đi vừa giúp nhau đẩy xe. Hành trang họ mang theo chủ yếu là sách vở để phát cho học sinh.

Theo thầy Đạo, sau ngày khai giảng, đây là tuần thứ 2 họ phân nhau đi các bản để dạy học sinh. Bình thường, học sinh ở các bản này sẽ tập trung học và ăn ở ngay tại trường theo chế độ bán trú. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên đến thời điểm này vẫn chưa thể dạy học tập trung.

“Trời mưa khiến con đường thêm trơn trượt. Lúc mới đi, chúng tôi cũng chưa hình dung ra đường lại khó thế này. Biết thế để xe ở ngoài đi bộ có khi còn nhanh hơn, chứ mới đi được một đoạn mà đất dính chặt 2 lốp không thể đi được nữa”, thầy giáo nói.

Đi cùng thầy Đạo còn có 3 thầy, cô giáo khác. Nhìn lại chiếc xe máy dính đầy bùn đỏ, con đường vào bản còn xa, đầy những rãnh trâu, dù vất vả nhưng ai nấy đều cố gắng động viên nhau tiếp tục hành trình.

Thầy cô lội bùn lầy, vượt hàng chục km vào bản gọi học sinh đến lớp ảnh 2

Bùn đất bám chặt trên chiếc xe máy của các thầy giáo

“Với phương châm “dừng đến trường không dừng học”, nhà trường đã phân ra một số điểm bản, bố trí thời khóa biểu hợp lí để giáo viên đến dạy. Điểm bản Kẻo Nam với Kẻo Phà Tú được chọn thành một nơi để học sinh học. Vì thế, chúng tôi phải vào tận bản, đi từng nhà các em để thông báo, vận động các em đến trường”, thầy Đạo tâm sự.

Tại xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), học sinh bậc THCS cũng chưa thể tập trung học tập, nhà trường phải phân ra thành 3 điểm bản để giáo viên đến tận nơi dạy học. Đang là mùa mưa nên giáo viên muốn xuống bản Nậm Khiên cũng rất vất vả.

“Từ trước đến nay, bậc THCS chỉ dạy ở một điểm trường trung tâm của xã nhưng giờ phải chạy từ bản này sang bản khác để dạy. Dạy từ Nậm Khiên lên Nậm Càn rồi vào Thăm Hín. Trời nắng còn đi được chứ trời mưa việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, dù chỉ hơn 5 km nhưng cũng phải mất gần cả tiếng đồng hồ”, cô Nguyễn Thị Tình tâm sự.

Thầy cô lội bùn lầy, vượt hàng chục km vào bản gọi học sinh đến lớp ảnh 3

Giáo viên để lại xe máy bên vệ đường và đi bộ vào trong bản vận động học sinh đến lớp

Cô Tình cho biết, thời điểm nghỉ hè, có một số học sinh đã theo cha mẹ vào miền Nam để giúp việc. Dịch COVID-19 bùng phát, dù đã đến thời gian tựu trường nhưng nhiều em vẫn chưa về được. Nhà trường cũng đã liên hệ với gia đình và hướng dẫn họ đăng ký với chính quyền xã để cho con em về kịp thời gian học.

Thầy Hoàng Văn Thái – phó hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho biết: “Hiện tại nhà trường đã bước vào dạy học chương trình mới, trước mắt theo hình thức phân giáo viên đến từng điểm bản. Tuy phương án này rất vất vả cho giáo viên nhưng quyết không để học sinh bị mất thời gian học. Số còn lại đang bị mắc kẹt tại các tỉnh phía Nam, khi học sinh về hết thời hạn cách ly chúng tôi sẽ phân giáo viên bù đắp chương trình cho các em”.

Nghệ An: 1.500 điện thoại thông minh sẽ đến với học sinh nghèo

Sáng 17/9, bà Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Nghệ An đã trao 3 tỷ đồng hỗ trợ; bà Hồ Thị Thùy Trang - Giám đốc VNPT Nghệ An trao hỗ trợ 1.500 sim 4G hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh nhằm giúp các em học sinh nghèo học trực tuyến.

Đây là hoạt động thiết thực của tỉnh Nghệ An hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động trong hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước vào tối 12/9 vừa qua.

Thầy cô lội bùn lầy, vượt hàng chục km vào bản gọi học sinh đến lớp ảnh 4

Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An thay mặt ngành tiếp nhận những món quà hỗ trợ.

Chương trình kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID -19.

Chương trình có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, mang lại hiệu quả thiết thực với hàng triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu gia đình trên cả nước, trong đó có tỉnh Nghệ An; đồng thời chuyển tải thông điệp thích ứng phù hợp với tình hình, quản lý sự thay đổi và lan tỏa lòng nhân ái. (Cảnh Huệ)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.