Thanh Hoá: Tăng cường trật tự an toàn giao thông hoạt động kinh doanh vận tải - ô tô

0:00 / 0:00
0:00
Trong thời gian vừa qua, Sở GTVT tỉnh Thanh Hoá đã triển khai đưa ra nhiều giải pháp trong hoạt động kinh doanh vận tải – ô tô trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tình hình trật tự an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải – ô tô đã và đang có chuyển biến tích cực.

Trong quý I năm 2024, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với đơn vị chức năng đi kiểm tra, rà soát các vị trí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông để thống nhất phương án tổ chức giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để người dân đi lại an toàn, thuận tiện. Bên cạnh đó, Ban ATGT còn tăng cường đảm bảo lòng lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT; đặc biệt chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục tuần tra và tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải – ô tô trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thanh Hoá: Tăng cường trật tự an toàn giao thông hoạt động kinh doanh vận tải - ô tô ảnh 1

Các phương tiện xe đều được gắn thiết bị giám sát hành trình

Theo báo cáo của Sở GTVT, tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quý I năm 2024 lực lượng CSGT, CSTT, CSCĐ lập biên bản xử lý 29.792 trường hợp (trong đó có 8.103 ô tô), tạm giữ 9.997 phương tiện (471 ô tô), tước GPLX, ĐK, PH 5.377 trường hợp, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước: 77.336.520.000 đồng. Trong đó xử phạt 996 trường hợp xe vi phạm tải trọng với số tiền 4.796.000.000đ; Xử phạt 8.201 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn với số tiền 30.930.000.000đ; Xử phạt 3.641 trường hợp vi phạm tốc độ với số tiền 10.600.000.000đ; Xử phạt 631 trường hợp xe quá kích thước, cải tạo xe với số tiền 1.988.700.000đ; Xử phạt nguội 7.907 trường hợp với số tiền 11.700.000.000 đồng.

Lực lượng thanh tra giao thông quý I năm 2024 lực lượng thanh tra GTVT đã tuần tra kiểm soát lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 57 trường hợp, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 09 trường hợp; tước phù hiệu xe 22 trường hợp; nộp KBNN 587.300.000 đồng. Trong đó: Xử phạt 26 trường hợp xe vi phạm tải trọng, kích thước thành thùng là 462.200.000 đồng. Tổng số tiền xử phạt trong quý I năm 2024 xử phạt 78.141.870.000đ đối với 29.900 trường hợp vi phạm; so với quý I năm 2023 tăng 7.224 trường hợp vi phạm (tăng 31,8%); tăng 29,4 tỷ tiền xử phạt (tăng 60,4%) Công tác kiểm soát tải trọng (trong tổng số xử lý nêu trên).

Các lực lượng chức năng của Sở GTVT, Công an tỉnh đã phối hợp kiểm soát, xử lý xe ô tô vi phạm 24h/24h trong ngày và 7 ngày/tuần; kết quả như sau: Công an tỉnh lập biên bản xử lý trên các tuyến là 996 trường hợp vi phạm tải trọng, nộp Kho bạc Nhà nước 4.796.000.000đ. Thanh tra giao thông lập biên bản xử phạt 26 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 462.200.000đ. Tổng số tiền xử phạt phương tiện vi phạm tải trọng quý I năm 2024 các lực lượng chức năng kiểm tra lập biên bản xử phạt 1.022 trường hợp vi phạm, so với quý I năm 2023 giảm 160 trường hợp (giảm 13,5%); nộp Kho bạc Nhà nước 5.258.200.000 đồng, so với quý I/2023 giảm 514.700.000 đồng (giảm 8,9%).

Thanh Hoá: Tăng cường trật tự an toàn giao thông hoạt động kinh doanh vận tải - ô tô ảnh 2

Phương tiện xe buýt dừng đón khách đúng bến, tránh gây cản trở lưu thông cho các phương tiện khác

Nhằm kịp thời chấn chỉnh, tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải - ô tô, Sở GTVT tỉnh Thanh Hoá đã tích cực thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô bằng thiết bị giám sát hành trình (GSHT). Thông qua, thiết bị GSHT phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động vận tải. Theo thống kê của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh hiện có 4.832 đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó, có 1.030 doanh nghiệp, 22 HTX, 3.780 hộ kinh doanh với hơn 14.528 phương tiện. Nhằm siết chặt quản lý kinh doanh vận tải thông qua thiết bị GSHT, Sở GTVT đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp đặt GSHT theo quy định. Đến nay, 100% đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đã thực hiện quy định lắp đặt thiết bị GSHT trên các phương tiện. Cùng với đó, Sở GTVT yêu cầu với các đơn vị thường xuyên kết nối truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị GSHT về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động của các phương tiện kinh doanh vận tải nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp lái xe vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe, chạy sai lộ trình, không truyền dữ liệu...

Trước đó, Sở GTVT tỉnh Thanh Hoá ban hành văn bản số 965/SGTVT-QLVT về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải ô tô trên địa bàn tỉnh vào ngày 20/2/2024. Qua đó, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải - ô tô thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải; tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; giáo dục đạo đức nghề nghiệp đến đội ngũ lái xe; yêu cầu người lái xe chấp hành nghiêm hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, nghiêm cấm giành đường, vượt ẩu, chạy quá tốc độ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển khách khi hoạt động trên các tuyến đường cao tốc. Đối với những đơn vị có hoạt động vận tải qua những cung đường đèo dốc cần nghiên cứu, khảo sát kỹ điều kiện tuyến đường đi qua để xây dựng phương án chạy xe phù hợp; bố trí lái xe có năng lực, kinh nghiệm hoạt động trên các cung đường đèo dốc. Chỉ đạo bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị thực hiện nghiêm công tác kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật của phương tiện trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; thường xuyên giám sát, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm của lái xe trong quá trình hoạt động vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera.

Tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu đi lại của du khách và Nhân dân, đặc biệt là vào mùa cao điểm du lịch biển và trong thời gian tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn của tỉnh; Sở GTVT đề nghị Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa, Hiệp hội vận tải ô tô taxi Thanh Hóa và yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô: Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thuộc Hiệp hội thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ GTVT. Vận động các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nâng cao chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân và du khách, đảm bảo các phương tiện tham gia vận chuyển khách du lịch có chất lượng tốt, sạch đẹp và tuyệt đối an toàn. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử cho lái xe.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thực hiện kê khai, niêm yết giá cước tại đơn vị và trên phương tiện (xe taxi, xe buýt, xe khách tuyến cố định) theo đúng quy định hiện hành; nghiêm cấm các hành vi tăng giá bất hợp lý, cấu kết đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết. Thường xuyên đầu tư, đổi mới phương tiện; nâng cao chất lượng, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của Nhân dân và du khách, đảm bảo các phương tiện tham gia vận chuyển khách du lịch có chất lượng tốt, mức giá phù hợp so với mặt bằng chung.

MỚI - NÓNG
Vùng Cảnh sát biển 4 và Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia trao đổi về đường dây nóng
Vùng Cảnh sát biển 4 và Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia trao đổi về đường dây nóng
TPO - Chiều 27/9, tại Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và đoàn công tác Sở Chỉ huy chiến thuật tiền phương Campuchia có cuộc tọa đàm, trao đổi về kết quả thực hiện Cơ chế liên lạc đường dây nóng đã được ký kết giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban quốc gia An ninh, hàng hải Campuchia trong thời gian qua.