TPO - Một sản phẩm có vẻ mang tính “thời vụ” mới được giới thiệu ở nhiều tiệm bánh tại Đài Loan (Trung Quốc) vào dịp tháng 7 Âm lịch, đó là những chiếc bánh ngọt được làm trông giống y như tiền vàng mã. Sản phẩm này khiến nhiều cư dân mạng khó hiểu, đặt câu hỏi là có ai dám ăn hay không.
TP - Hằng năm, cứ đến tháng 7 âm lịch, nhiều chủ kinh doanh, hộ gia đình tổ chức nghi lễ cúng cô hồn. Trước đây, việc gia chủ bày mâm cúng và có một nhóm người tham gia giật đồ cúng (giật cô hồn) được coi là tục lệ mang tính tâm linh. Tuy nhiên, tục lệ này ngày càng sai lệch về văn hóa, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
TP - Cô Yến, một người trông coi câu lạc bộ thể thao ở TPHCM nói: “Khổ vì tháng cô hồn, làm ăn không được lại còn bị cướp giữa ban ngày!”. Những tập quán phong tục đã bị biến tướng trần tục và thực dụng. Những đoàn quân “cô hồn” làm dân lành khiếp vía.
TP - Tháng bảy âm lịch hẳn đen đủi theo đúc kết nhiều đời nay. Vì thế mà mọi đại sự như cưới hỏi, khởi công, khai trương... đều tạm hoãn. Tháng Ngâu xui là do hồn ma cõi âm thả ra tràn ngập mặt đất(!). Hồn ma vốn đại diện cho những thứ xấu xa nên sẽ nhân cơ hội này hợp tác với những người xấu làm việc xấu.
TPO - Trong văn hóa của người Việt, vàng mã được quan niệm là đồ để cúng cho người đã mất, do đó mỗi khi thờ cúng tổ tiên, người dân thường đốt vàng mã; Năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên một số người còn có ý tưởng khá "độc" về việc gửi khẩu trang cho cõi âm chống virus SARS-CoV-2.
TPO - Với quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch là tháng ""cô hồn" hay còn được coi là tháng ma quỷ không đem lại may mắn. Nên hôm nay, ngày 1-8 (tức mùng 1 tháng 7 Âm lịch) dù trời mưa gió nhưng nhiều người dân Thủ đô chen nhau đổ về Phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng lễ cầu an trong tháng