Thảm sát ở Mali, gần 100 người chết, 19 người mất tích

Một phương tiện của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp quốc tại Mali
Một phương tiện của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp quốc tại Mali
TPO - Gần 100 người đã bị giết hại trong một vụ tấn công man rợ xảy ra vào ban đêm tại ngôi làng ở miền trung Mali. Đây là đợt bạo lực mới nhất xảy ra ở quốc gia đang trong tình trạng an ninh cực kỳ bất ổn.

Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công hôm 2/6, nhưng vụ thảm sát nhằm vào ngôi làng của cộng đồng người Dogon này mang dấu vết của kiểu tấn công sắc tộc ăn miếng trả miếng.

Vụ việc xảy ra chưa đầy 3 tuần sau khi gần 160 thành viên của bộ tộc Fulani bị giết hại bởi một nhóm được xác định là người Dogon.

“Lúc này, 95 người của chúng tôi đã chết. Các thi thể bị đốt cháy, và chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những người khác”, một quan chức ở huyện Koundou, nơi có làng Sobane-Kou vừa xảy ra vụ việc, cho biết.

Chính phủ xác nhận có 95 người đã bị giết hại và 19 người khác còn mất tích. Ngoài ra, rất nhiều động vật bị giết hại và hàng loạt ngôi nhà bị thiêu rụi.

Một nguồn tin an ninh Mali tại hiện trường cho biết “ngôi làng Dogon gần như đã bị xoá sổ”.

Một quan chức địa phương cho biết làng này có khoảng 300 dân.

Vòng xoáy bạo lực ở miền trung Mali, nơi có nhiều nhóm dân tộc sinh sống, bắt đầu từ khi nhóm thánh chiến Fulani do nhà truyền giáo Amadou Koufa đứng đầu nổi lên từ năm 2015. Nhóm này bắt đầu bằng cuộc tấn công vào bộ tộc Bambara và Dogon, rồi sau đó các bộ tộc này lập ra những “nhóm tự vệ”.

Ngày 16/5 vừa qua, lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp quốc tại Mali cho biết họ đã ghi nhận “ít nhất 488 người chết” trong các vụ tấn công ở Fulanis ở miền trung kể từ tháng 1/2018.

Trong một vụ tấn công đẫm máu, 160 người Fulani bị giết hại vào ngày 23/3 ở làng Ogossagou,nghi do các thợ săn Dogon gây ra

Hiện có khoảng 14.700 binh lính và cảnh sát được phái đến Mali, quốc gia được đánh giá là nơi nguy hiểm nhất cho lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp quốc.

Lực lượng của Liên Hợp quốc được cử đến Mali sau khi lực lượng dân quân Tuareg và phiến quân Hồi giáo cực đoan chiếm quyền kiểm soát miền bắc Mali năm 2012.

Phiến quân bị quân Pháp đẩy lùi vào năm 2013. Một thoả thuận hoà bình được ký năm 2015 giữa chính phủ Bamako và các nhóm vũ trang nhằm khôi phục ổn định.

Nhưng thoả thuận này cũng không ngăn được tình trạng bạo lực lây lan xuống miền trung, châm ngòi cho tình trạng thù địch giữa các bộ tộc.

Theo Theo AP
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.