Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ:

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng

TPO - Cách đây 70 năm trước, tại Trung tâm đề kháng Him Lam đã diễn ra trận đánh mở màn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng mở màn đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vang dội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 1

Trung tâm đề kháng Him Lam là di tích thành phần thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. 70 năm trước, đây là nơi diễn ra trận đánh mở màn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954. Chiến thắng Him Lam oanh liệt không chỉ tiêu diệt được một Trung tâm đề kháng mạnh nhất của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà còn giáng một đòn mạnh mẽ vào đầu não của địch.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 2

Chiến thắng Him Lam oanh liệt không chỉ tiêu diệt được một Trung tâm đề kháng mạnh nhất của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà còn giáng một đòn mạnh mẽ vào đầu não của địch.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 3

Bia tưởng niệm với nội dung giới thiệu về di tích và diễn biến trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 4
Với vị trí “đầu sóng ngọn gió”, có tổng diện tích là 136.900m2, Him Lam là một trong những Trung tâm đề kháng kiên cố nhất của địch, án ngữ con đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Cùng với 2 Trung tâm đề kháng thuộc phân khu Bắc là Độc Lập và Bản Kéo đã tạo thành một bức bình phong vững chắc nhằm bảo vệ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngay từ vòng ngoài.
Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 5

Thực dân Pháp đã chọn cách xây dựng hệ thống phòng thủ nằm trên 3 quả đồi trên điểm cao gần 500m với 3 cứ điểm hình thế chân kiềng, yểm hộ nhau, có trận địa phòng ngự vững chắc với hoả lực lợi hại. Him Lam được coi là "cánh cửa thép" của Tập đoàn cứ điểm "bất khả xâm phạm".

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 6

Khi đó, Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 12) là lực lượng tiến công trên hướng chủ yếu, đánh trận mở đầu chiến dịch với nguyên tắc "trận đầu phải thắng”. 17 giờ ngày 13/3/1954, cuộc tấn công lịch sử vào Tập đoàn cứ điểm chính thức bắt đầu. Từng đợt pháo kích liên tiếp nhằm thẳng Him Lam và phân khu trung tâm. Kẻ thù không thể chống đỡ được hoả lực như vũ bão của quân đội ta. Ảnh: Bộ đội Việt Nam xung phong trên đồi Him Lam.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 7

23h 30 phút ngày 13/3/1954, Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, diệt 300 tên, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị. Như vậy, sau hơn 5 giờ chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ được trung tâm đề kháng Him Lam, giáng một đòn mạnh mẽ vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo thời cơ thuận lợi tiến công đánh chiếm hai cứ điểm còn lại trong kế hoạch của đợt tấn công thứ nhất là Độc Lập và Bản Kéo.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 8

Những hầm hào của phía quân địch được phục dựng một cách sinh động và logic.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 9

Đồi Him Lam (nay còn có tên là đồi Phan Đình Giót) - nơi anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót đã “lấy thân mình lấp lỗ châu mai” và anh dũng hy sinh để đồng đội xông lên tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch. Cùng với Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện và Trần Can, 4 vị anh hùng này nổi bật cho tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" trở thành tấm gương và những cái tên bất tử trong sử sách, gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ sau này.

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 10

Khi nói về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lượng hóa: "Về tinh thần và chính trị thì ta mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần".

Thăm lại cứ điểm Him Lam - nơi trận đầu phải thắng ảnh 11

Hiện nay, Trung tâm đề kháng Him Lam đang được tôn tạo, trùng tu và sắp tới sẽ đưa vào sử dụng phục vụ, trở thành tuyến tham quan chính thức.

Tin liên quan