Thảm án từ 'mâu thuẫn cỏn con' và tận cùng nỗi đau của hai góa phụ

Thảm án từ 'mâu thuẫn cỏn con' và tận cùng nỗi đau của hai góa phụ
Chỉ vì mâu thuẫn cỏn con mà một người vướng vào vòng lao tù, hai người thiệt mạng để lại hai góa phụ vật vã mưu sinh trong nỗi đau quá lớn...

Thảm án từ 'mâu thuẫn cỏn con' và tận cùng nỗi đau của hai góa phụ

> Góa phụ bị hai 'yêu râu xanh' thay nhau hãm hiếp
> Kiên Giang: Nhà góa phụ bị đập phá tan nát
> Ba mẹ con góa phụ bị người tình thiêu

Chỉ vì mâu thuẫn cỏn con mà một người vướng vào vòng lao tù, hai người thiệt mạng để lại hai góa phụ vật vã mưu sinh trong nỗi đau quá lớn...

Sáng 7-11-2012 vừa qua, TAND tỉnh Đồng Tháp đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Mai Hồng Tâm (SN 1984) cầm dao đoạt mạng hai người trên cánh đồng ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình. Hậu vụ án, hai người vợ của hai nạn nhân phải sống cảnh “mẹ góa con côi”, hàng ngày vật vã mưu sinh trong nỗi đau quá lớn. Về phía gia đình hung thủ, họ cũng điêu đứng vì nhà không có mấy thành viên mà nay một người đối mặt với án tử hình, hai người vướng vòng tù tội.

Ảnh minh họa. Internet
Ảnh minh họa. Internet.

Thảm án từ “mâu thuẫn cỏn con”

Ghé một quán nước ở xã Bình Thành hỏi thăm về vụ án này, bà chủ quán thở dài rồi lắc đầu nhận xét: “Miền Tây này song ngòi lắm, kênh rạch nhiều, hộ nào cũng có tới mấy công đất (1 công bằng 1000m2 – PV) nên cuối mùa mượn đất nhau, chuyển lúa thu hoạch qua ruộng nhà khác xuống ghe, thuyền cũng là chuyện bình thường bao đời nay vẫn thế. Hơn nữa bản tính người nông dân xứ này cũng hiền lành, chất phác, đâu có ưa gì đâm chém. Vậy mà chỉ vì chút mâu thuẫn bé xíu đã dẫn đến đổ máu, chết người khiến bao nhiêu người phải gánh chịu hậu quả thì thật là chua xót”.

Lật giở hồ sơ vụ án thì trận hỗn chiến trên cánh đồng chỉ là hồi kết của một mối hiềm khích có từ trước. Theo đó, hai hộ ông Mai Thanh Sơn (SN 1975) và Phan Văn Viễn (SN 1959) có đất ruộng gần nhau. Vào đầu vụ Đông Xuân năm 2012, ông Sơn trục đất ruộng sát ranh để canh tác nhưng ông Viễn không cho, với lý do nước bùn sẽ chảy sang gây thiệt hại cho ruộng lúa nhà ông Viễn nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Sau một hồi cự cãi qua lại, ông Sơn đuối lý nên đành bấm bụng chịu thua nhưng vẫn ấm ức trong lòng.

Đến ngày 4-7-2012, ông Viễn cũng như các gia đình khác trong xã Bình Thành hối hả thu hoạch lúa. Điều trớ trêu là ruộng của gia đình ông Viễn ở phía trong nên để vận chuyển được lúa ra ngoài bãi tập kết rồi chuyển xuống ghe đò không còn cách nào khác là phải đi qua phần đất ruộng nhà ông Sơn. Để tránh xảy ra xung đột, ông Viễn đã cẩn thận sang nhà ông Sơn xin phép đi nhờ. Nhưng lúc đó ông Sơn lại không có nhà nên ông Viễn chỉ có thể xin phép mẹ của Sơn. Lúc này thương lái thì giục, không thể cứ gặt lúa rồi đợi sự đồng ý trực tiếp của “ông hàng xóm” nên ông Viễn đành chủ động cho người cứ vác lúa qua.

Công việc đang dở dang thì ông Sơn đi ăn cỗ cưới về. Sẵn hơi men phừng phừng trong người lại nhớ mối thù thuở trước “ngày trước ông không cho tôi tràn bùn sang thì giờ hà cớ gì lại được mang lúa qua đất nhà tôi”.Thế là ông Sơn quát tháo ầm ĩ: “Ruộng nhà tao không phải đường để chúng mày đi”. Ông Viễn phân bua là trước khi chở lúa qua đây cũng xin phép mẹ ông Sơn. Nhưng sau một hồi “đại chiến ngôn ngữ”, cự cãi loạn xạ, ông Sơn vẫn kiên quyết không đồng ý.

Thấy ông Sơn dùng lời lẽ xúc phạm ông Viễn nên Trần Văn Thành (con rể ông Viễn) lên tiếng bênh vực. Sau đó, vì không giữ được bình tĩnh nên Thành và ông Sơn xông vào ẩu đả bằng chân tay. Thấy vậy, thay vì khuyên can hai bên thì ông Viễn cũng lao vào “trợ chiến” cho con rể. Biết mình “thân cô, thế cô” yếu thế hơn nên ông Sơn đành rút lui và mang theo vẻ mặt hầm hầm tức giận nhảy lên xe máy, phi về nhà gọi con cháu trong nhà ra “tiếp viện”.

Khi về đến nhà, Sơn gặp Mai Hồng Tâm (SN 1984), Mai Hồng Cường (gọi mình bằng chú ruột) và người anh em ruột là Mai Văn Đông (SN 1977). Vừa kể lại chuyện mình bị đánh hội đồng, ông Sơn vừa hối thúc anh em, con cháu đi “trả thù” chứ không lẽ để mình chịu thua.

Khi đó, Tâm vào nhà xỏ dép và không quên dắt theo con dao Thái Lan để trên bàn. Ba người quay trở lại cánh đồng gồm Tâm, Sơn và Đông quyết “nói chuyện hơn thua” với cha con ông Viễn. Trong lúc Sơn quay về nhà gọi thêm “vây cánh” thì ông Viễn gọi điện về cho em ruột là ông Phan Văn Hiển (SN 1964) nhờ báo công an. Đáng tiếc là ông Hiển nghĩ đây chỉ là chuyện cãi vã qua quít giữa hàng xóm, láng giềng nên đã không báo công an mà cùng vợ ra xem “sự thể thế nào”.

Khi 3 người bên ông Sơn vừa ra đến nơi, Tâm cất tiếng hỏi ông Sơn : “Thằng nào đánh chú?”. Ông Sơn chỉ Thành, Tâm chẳng hỏi chẳng rằng liền xông vào đánh nhau với Thành. Khi thấy Tâm rút dao trong người ra. Thành hốt hoảng bỏ chạy lên bờ kênh và nằm trốn trong ruộng lúa.

Trong khi đó, ông Sơn cũng lao vào ẩu đả với ông Viễn. Thấy trận ẩu đả không có dấu hiệu dừng lại, ông Hiển chạy tới can ngăn thì bị Đông xông tới xô ngã vật xuống đất. Lúc Tâm quay lại thấy chú mình bị ông Hiển đè dưới ruộng, nên Tâm lao vào dùng dao đâm chí mạng vào người ông Hiển. Do mất nhiều máu, nạn nhân Hiển nằm bất tỉnh ngoài cánh đồng nên vội vã được mọi người cõng ra bờ kênh đưa đi cấp cứu nhưng chưa kịp tới trạm xá thì đã tử vong.

Trong cơn say máu, Tâm tiếp tục chạy tới chỗ chú mình và ông Viễn đang đánh lộn, vung tiếp một con dao vào lưng ông Viễn. Cú đâm hiểm hóc khiến nạn nhân thứ hai gục ngay tại chỗ và tử vong ít phút sau đó.

Giọt nước mắt muộn màng

Gây án xong, Tâm vứt dao xuống kênh Cái Cỏ rồi bỏ về nhà trong trạng thái thất thần. “Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”, Tâm khóc lóc kể lại với những người thân trong gia đình. Thấy anh gây án, nghĩ thương anh còn vợ, còn con thơ nên em trai Tâm là Mai Hồng Cường nghĩ mình vẫn còn độc thân, “chưa vướng bận gia đình” nên đã tới thẳng Công an xã Bình Thành thú nhận tội thay cho anh.

Trung tâm pháp y tỉnh Đồng Tháp kết luận, nạn nhân Phan Văn Viễn chết do thủng phổi, nạn nhân Phan Văn Hiển tử vong do thủng tim. Công an huyện Thanh Bình đã tiến hành tạm giữ cả bốn nghi can Mai Thanh Sơn, Mai Văn Đông, Mai Hồng Tâm và Mai Hồng Cường, sau đó chuyển hồ sơ và đối tượng lên Phòng cảnh sát điều tra tội phạm tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Đồng Tháp thụ lý điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Trong quá trình điều tra vụ án, căn cứ vào hiện trường và lời khai của nhân chứng, Công an tỉnh Đồng Tháp xác định đối tượng Mai Hồng Cường mặc dù ra đầu thú xin nhận tội nhưng không hề có mặt taị hiện trường, không thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa việc gây án xảy ra giữa ban ngày và có sự chứng kiến của nhiều người dân nên không quá khó để cơ quan công an xác định hung thủ thật sự là Mai Hồng Tâm. Biết không thể chối cãi, Tâm cũng cúi đầu thừa nhận lỗi lầm của mình. Vụ án nhanh chóng được khởi tố và đưa ra xét xử.

Phiên tòa lưu động xét xử 3 chú cháu Mai Hồng Tâm diễn ra ở xã Bình Thành thu hút hàng ngàn người dân đến chứng kiến. Buổi xét xử diễn ra không có nhiều tình tiết gay cấn vì tội trạng của các bị cáo đã quá rõ ràng. Gia đình nạn nhân yêu cầu tòa xử nghiêm minh, trừng trị thích đáng vì hành vi của các bị cáo đã gây nên những mất mát quá lớn khiến gia đình mất đi người chồng, người cha mà không gì có thể bù đắp được. Vị luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bi cáo chỉ xin hội đồng xét xử lưu ý tình tiết giảm nhẹ là các bị cáo mới phạm tội lần đầu, gia đình có nhân thân tốt, có công với cách mạng, bị cáo Tâm còn một con nhỏ.

Tuy nhiên, sau khi nghị án, Tòa đã tuyên phạt các bị cáo Mai Hồng Tâm tử hình, Mai Văn Đông 14 năm tù và Mai Văn Sơn 16 năm tù giam đều về tội giết người. Đồng thời, Tòa buộc phải bồi thường cho mỗi gia đình người bị hại 63 triệu đồng. Theo Hội đồng xét xử, hnàh vi của Tâm đã vi phạm Điểm a, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự, là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Khi nghe tòa tuyên án tử hình, Tâm đã bật khóc. Phía dưới phiên tòa. Mẹ và vợ bị cáo ngất lịm vì đau đớn. Giọt nước mắt muộn màng không thể xóa được tội ác mà Tâm đã gây ra.

Được tòa cho nói lời cuối cùng, Tâm cúi đầu thừa nhận hnàh vi của mình và chỉ có một ước nguyện là được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, mở cho bị cáo một con đường sống, bị cáo sẽ đến dập đầu tạ tội trước bàn thờ 2 nạn nhân mà bị cáo đã lỡ giết hại. Còn hai người chú là Mai Văn Sơn và Mai Văn Đông thì một mực xin Tòa tha tội chết cho người cháu.

Bị cáo Sơn hối hận cho rằng Tâm vì nghe lời mình gọi đi “trả thù” nên mới gây nên tội ác tày trời, Sơn xin nhận bất cứ hình phạt nào của tòa miễn là Tâm thoát được án tử.

Hội đồng xét xử nhận định: Trong vụ án này, bị cáo Tâm giữ vai trò chính, là người thực hành tích cực, đã chuẩn bị sẵn hung khí và dùng dao đâm cả 2 nạn nhân tử vong. Hơn nữa Tâm là người được ăn học đàng hoàng, có thể nhận thức rõ hành vi dùng dao đâm người khác là nguy hiểm nhưng vẫn ra tay sát hại hai người cùng một lúc do đó cần phải loại khỏi xã hội. Bị cáo Sơn, giữ vai tò xúi giục, lôi kéo Tâm và Đông tham gia đánh nhau. Bị cáo Đông với vai trò đồng phạm giúp sức cho Tâm thực hiện hành vi tội phạm nên cũng phải chịu án tù nhằm thể hiện tính chất nghiêm minh của pháp luật.

Tận cùng đau thương

Căn nhà của hai nạn nhân Phan Văn Viễn và Phan Văn Hiển nằm sâu trong con hẻm nhỏ trông ra kênh Bình Thành. Hai người xấu số thiệt mạng trong vụ ẩu đả cũng là hai anh em ruột thịt cùng ở chung trong một mái nhà. Vụ án trôi qua đã được gần 4 tháng nhưng không khí tang thương vẫn còn hiển hiện chưa biết đến khi nào mới nguôi ngoai. Bàn thờ hai người đàn ông nằm giữa căn nhà nghi ngút khói hương. Hai gia đình giờ đây chỉ còn lại người già, phụ nữ lẫn đám trẻ con mà thiếu vắng bóng người đàn ông trụ cột gia đình. Mặt ai cũng buồn rười rượi, người tựa cửa, người nằm võng nhìn xa xăm.

Sau thảm án, người mẹ của hai nạn nhân trở nên suy sụp. Khi mới biết tin hai người con trai của mình bỗng dưng bị người ta hại chết, cụ lẩm bẩm được vài câu: “Chết rồi, chết cả rồi…” rồi ngất lịm đi, sau mấy tiếng đồng hồ mới tỉnh lại. Nỗi đau “kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh” khiến lúc nào cụ cũng ám ảnh, tự trách bản thân vì cho rằng “do tui giục thằg Hiển ra đồng xem tình hình thế nào nên nó mới chết oan như vậy”. Được hỏi giờ mỗi bữa ăn được mấy chén cơm thì bà chán nản cho biết, “ăn 1 chén thôi, ăn để cầm hơi, sống được ngày nào thì sống chứ có 3 người con trai giờ một lúc mất đi hai rồi thì còn hơi sức đâu để mà sống nữa”.

Bà Lý Thị Hua (SN 1969), vợ của nạn nhân Hiển có lẽ là người đau đớn hơn cả bởi chính giây phút kẻ sát nhân hạ dao mưu sát hai an hem chồng, bà đã tận mắt chứng kiến tất cả.Hôm phóng viên đến thăm là gần 2h chiều, bà Hua tất tả bỏ xe hủ tiếu ngoài chợ chạy vội về nhà tiếp khách. Trong tiếng nấc nghẹn ngào, hình ảnh về vụ thảm sát vẫn còn sáng rõ trong tâm trí bà như một đoạn phim quay chậm. Bà ngậm ngùi cho biết hôm đó lúc người anh trai gọi điện về nhà nhờ báo công an, dù cho bà mẹ hối thủca đồng xem anh đánh lộn làm sao mà phải báo công an nhưng không hiểu sao ông Hiển cứ lừng thừng ậm ờ không chịu đi. “Mãi đến lần thứ ba có tôi đi cùng thì ông ấy mới chịu đi”, chị Hua thuật lại.

Khi thấy Tâm cầm dao trên tay từ đằng xa chạy tới, khuôn mặt đằng đằng sát khí , bà Hua đã linh tính điều chẳng lành. Thế nhưng khi đó cũng không có cây, gậy gì để ngăn cản và có lẽ do quá hoảng sợ không biết làm thế nào nên bà quỳ thụp xuống van xin kẻ sát nhân tha mạng. “Tôi vừa lạy vừa nói xin đừng đâm chồng tôi, chồng tôi vô can. Vậy mà chưa kịp nói hết câu, Tâm đã vung dao đâm thẳng vào lưng anh Hiển. Tôi vội vã chạy lại ôm anh trong tay, không ngừng kêu khóc gọi người cấp cứu. Vết đâm khiến anh mất máu quá nhiều, không kịp trăng trối lại điều gì thì đã gục ngã”, nói đến đây, bà Hua ngừng lặng nén dòng nước mắt trực rơi trên khóe mắt.

Nói rồi, bà vào nhà mở ngăn tủ kiếng lấy ra hai chiếc nón bảo hiểm vẫn còn dính bê bết bùn đất và dấu máu khô. Bà bảo một chiếc là của người chồng đã quá cố, chiếc còn lại là của bà. Bà cất giữ lại như một kỷ vật ngày cuối cùng của chồng và cũng là một bằng chứng tội ác mà bà sẽ không bao giờ có thể quên. Cái chết oan uổng của người chồng đã khiến bà Hua suốt nhiều tháng mất ăn, mất ngủ, sụt tới 9kg. “ Cầm bát cơm mà nước mắt cứ chảy dài. Đêm ngủ cứ nhắm mắt vào là khung cảnh kinh hoàng của ngày hôm ấy lại hiện ra khiến nhiều đêm tôi phải dùng thuốc ngủ mới có thể chợp mắt chốc lát. Có lần tôi cứ nằm và nói chuyện với anh một cách vô thức như khi anh còn sống”, người vợ nghẹn ngào cho biết.

Vợ chồng nhà bà Hua – ông Hiển có với nhau được ba người con, hai cô con gái, một đã đi lấy chồng, một đang học năm thứ 3 trường Đại học Khoa học Tự nhiên ở TP.Hồ CHí Minh và thằng út đang đang học lớp 9. Cái chết của người cha khiến cô con gái có ý định bỏ học vì không muốn mẹ ở một mình, cũng không còn tinh thần nào để tiếp tục con đường sách vở. “Tôi khuyên con phải cố gắng học cho thật tốt, cha đã nuôi con được 3 năm đại học rồi, giờ mẹ gắng gượng cho con ăn học nên người để không phụ công cha, nghĩa mẹ”, bà nhớ lại tâm nguyện của chồng.

Trong ký ức của người vợ, chồng chị hiền lành “đến đứa con nít 3 tuổi cũng không làm mất lòng”. Ngoài một tay lo việc đồng áng, ông Hiển còn hết mực yêu thương vợ thương con. Bà Hua kể lại: “ Ngày trước anh còn sống, đêm nào anh cũng thức dậy từ lúc 12h khuya rồi đẩy xe bún, hủ tiếu lên cụm công nghiệp cho tôi bán. Từ ngày anh mất, tôi cũng nghỉ bán luôn bởi không còn hơi sức lẫn tâm trí đâu để tiếp tục sống, phụng dưỡng mẹ già chăm sóc hai con thì ở nơi chin suối anh mới an lòng”. Vậy nên từ hơn 1 tháng trở lại đây, góa phụ này lại tiếp tục dậy từ 2h sáng để dọn hàng rồi đẩy ra chợ bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nhân (SN 1952, vợ nạn nhân Phan Văn Viễn) cũng cùng chung một nỗi đau mất người thân. Gia đình có 2 người con, một gái, một trai, đều đã lập gia đình. Trước đây vợ chồng người con trai đi làm công nhân mãi ở Bình Dương nhưng giờ cũng phải bỏ việc để ở nhà lo việc đồng ág và quay quần cho mẹ đỡ buồn vì nhớ thương.

Bà Nhân tâm sự: “May mà có các con ở nhà với mấy đứa cháu chứ nếu ở nhà một mình chắc tôi cũng chết vì thương anh. Trrong cho đứa cháu cứng cáp rồi tôi cũng tính toán đi kiếm việc gì để làm thêm”. Cuộc sống còn nhiều âu lo, vẫn “thiếu trước, hụt sau”, nhưng bà Nhân đang cố gắng làm hết sức để vượt lên hoàn cảnh.

“Cũng tại nó xỉn quá”

Tìm đến nhà hung thủ bị tòa tuyên án tử hình Mai Hồng Tâm, một không khí nặng nề bao trùm trong căn nhà nhỏ. Ông Mai Vũ Hồng (SN 1965, cha ruột Tâm) thất thần như người mất hồn, còn người mẹ cũng không còn muốn nhắc đến sự việc đau lòng. Điều đáng nói nhắc đến Tâm, những người hàng xóm đều than tiếc cho gã thanh niên này.

Bởi những người dân đều cho rằng bình thường Tâm là người có tính tình hiền lành, hòa nhã với xóm làng. “Thường ngày hai anh em nhà nó vẫn đi làm ăn trên thành phố. Hôm đó nhà hàng xóm có đám cưới nó mới về. Cũng tại nó xỉn quá, cứ hết chập để (rượu đế - PV) lại đến chập bia nên mới mất bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi của mình nên gây tội. Giờ chỉ thương bố mẹ nó ngày đêm khóc lóc. Đứa con nhỏ chưa đầy 3 tuổi bây giờ cũng không biết nương nhờ vào ai”, người hàng xóm than thở.

Như vậy là chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ “như con kiến” mà những người nông dân chất phác, hiền lành trong vụ án này đã phải trả một cái giá quá đắt bằng 2 mạng người, một bị giết chết, một sẽ bị tử hình, còn hai người nữa tuy không chết nhưng cũng phải đi tù dài dài. Giá như những người trực tiếp liên quan đến vụ án này biết sống hòa nhã với nhau theo đúng tinh thần mà cha ông ta đã truyền dạy lại “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” thi chuyện đau lòng đã không xảy ra…

Theo Câu Chuyện Pháp Luật

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG