Tết Việt tự xưa đến nay không chỉ là dịp đoàn tụ gia đình, sum vầy cháu con đón chào năm mới, mà còn là dịp để người Việt thể hiện những phong tục đẹp trong văn hóa ngày xuân của mình. Phong tục đón Tết tùy theo vùng miền tuy có đôi chút khác nhau, nhưng tựu trung vẫn có các đặc trưng của ngày Tết, đó là sắm Tết, ăn Tết, lễ Tết và chơi Tết…
Sắm Tết thể hiện nét văn hóa tao nhã trong ngày Tết của người Việt. Dịp gần Tết, nhiều địa phương lại xuất hiện các phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần như: chợ hoa đào, chợ hoa mai, chợ quất, chợ chữ, chợ đồ cổ… để phục vụ thú chơi Tết của người Việt. Ngày nay, tại nhiều thành phố lớn, do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên vào ngày Tết nhiều người thích dùng rượu ngoại, cắm hoa ngoại, chơi cá cảnh… nhưng vẫn không thể thiếu cành đào, cây mai, cây quất trong nhà.
Nhắc đến thú sắm Tết của người Việt không thể không nói đến thú chơi chữ. Xưa, người Việt có tục năm hết Tết đến thường đến nhà ông đồ, ông nghè, ông cử trong vùng xin chữ về treo trong nhà với mong muốn con cái học hành thông minh và nhìn theo chữ thánh hiền để tu sửa tâm tính, nếp ăn, nếp ở.Dịp gần Tết, nhiều địa phương lại xuất hiện các phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần như: chợ hoa đào, chợ hoa mai, chợ quất, chợ chữ, chợ đồ cổ… để phục vụ thú chơi Tết của người Việt.
Ngày nay, tục chơi chữ ở nước ta cũng muôn hình vạn trạng. Nhưng lệ xưa đã thành tục, ngày Tết có người vẫn đi xin chữ, nhưng cũng có không ít người đi chợ chữ chỉ để mong thưởng thức cái không khí nhộn nhịp của ngày xuân.
Người Việt xưa có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Ngày Tết dù nghèo khó đến đâu người ta cũng cố xoay xở, vay mượn để lo cho bữa ăn trong ngày Tết được tươm tất, đầy đủ hơn so với ngày thường. Điều đó cho thấy người Việt rất coi trọng chuyện ăn uống no đủ trong ngày Tết, bởi ẩn sâu trong đó là khát vọng về một năm mới sẽ có cuộc sống sung túc, đủ đầy, thịnh vượng hơn.
Nói đến văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt cũng vô vàn điều thú vị. Tùy theo văn hóa vùng miền mà phong cách ăn uống cũng có nét khác nhau. Mâm cơm Tết của người miền Bắc bao giờ cũng có các món truyền thống như: bánh chưng xanh, thịt gà luộc, dưa hành muối, nem rán, giò lụa, canh măng nấu với bóng bì hoặc chân giò lợn, miến nấu lòng gà… Còn người miền Nam thường có bánh tét, củ kiệu muối, thịt kho với nước dừa, canh khổ qua nấu tôm…Hình ảnh cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng ngồi quanh bếp lửa nấu nồi bánh sẽ mãi mãi là hình ảnh thân thương và chất chứa bao tình cảm trong lòng mỗi người Việt.
Ngoài những món đã kể trên, Tết của người Việt không thể không có mấy món bánh trái, mứt kẹo dùng để ăn chơi như: mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen, hạt dưa,… Đồ uống thì thường có các loại rượu, bia, nước ngọt…
Nhiều gia đình người Việt có thói quen tự làm các món ăn ngày Tết. Từ việc đi chợ Tết để tự tay chọn những bó lá dong tươi xanh, những hạt nếp, hạt đỗ căng tròn về để gói bánh chưng, bánh tét. Và hình ảnh cả nhà ngồi quây quần gói bánh rồi lại vui quanh bếp lửa nấu nồi bánh sẽ mãi mãi là hình ảnh thân thương và chất chứa bao tình cảm trong lòng mỗi người Việt, nhất là với những người sống xa nhà, xa quê hương và người Việt sinh sống làm ăn ở nước ngoài.
Lễ Tết là nói đến những hoạt động lễ nghi mang tính tâm linh, tín ngưỡng truyền thống trong ngày Tết. Người Việt xưa nay vốn coi trọng lễ nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn, thành kính với tổ tiên và thần linh. Vì thế, Tết cũng là dịp để người Việt thể hiện nét văn hóa đáng quý này.
Tết Nguyên đán tuy chỉ diễn ra trong ba ngày đầu của tháng Giêng. Tuy nhiên, trước và sau đó hàng chục ngày là nhiều hoạt động liên quan đến Tết diễn ra.
Từ xưa đến nay, tùy theo từng thời kỳ và từng địa phương, các lễ nghi ngày Tết tuy có đôi chút khác nhau, nhưng những phong tục, lễ nghi quan trọng thì dường như không mấy thay đổi như: tục trồng cây nêu, cúng tất niên, cúng giao thừa, tục hái lộc đầu xuân, tục xông đất, lì xì (mừng tuổi),…Đi cùng với tục chúc Tết thường có tục mừng tuổi. Mọi người mừng tuổi nhau bằng một món tiền nhỏ mang tính tượng trưng bỏ trong chiếc phong bao màu đỏ với hàm ý chúc phúc, cầu may.
Hàng năm, cứ nhằm vào ngày 23 tháng Chạp, có một nghi lễ rất được người Việt đón đợi vì nó báo hiệu ngày Tết đã đến rất gần. Đó là tục tiễn ông Công ông Táo (vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi nhà) về Trời. Và sau lễ này không khí Tết đã rộn ràng đến với mọi nhà.
Đến ngày cuối cùng của năm (theo lịch dân gian của người Việt) nhà nào cũng làm mâm cơm để cúng tổ tiên và thổ thần, tục gọi là cúng “tất niên”, tức lễ cúng hết năm. Đây cũng là bữa ăn sum họp của cả gia đình. Vì thế, người Việt có tục dù đi đâu, ở đâu đến ngày Tết cũng mong được trở về nhà để tận hưởng cái không khí sum vầy đầm ấm của cả gia đình.
Sau bữa ăn tất niên ấy, nhà nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ để đến nửa đêm làm lễ cúng “giao thừa”, đánh dấu thời khắc linh thiêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Người Việt thường có thói quen, đón “giao thừa” xong là đi lễ chùa xin lộc, cầu chúc cho một năm mới mọi điều tốt đẹp, làm ăn thuận lợi và thành công.
Mấy ngày Tết mọi người thường đến nhà nhau và chúc Tết. Con cháu thường chúc ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, trường thọ; ông bà, cha mẹ chúc con cháu hiếu thảo, ngoan hiền; bạn bè thì chúc nhau năm mới ăn nên làm ra… Đi cùng với tục chúc Tết thường có tục mừng tuổi. Mọi người mừng tuổi nhau bằng một món tiền nhỏ mang tính tượng trưng bỏ trong chiếc phong bao màu đỏ với hàm ý chúc phúc, cầu may.
Sau mấy ngày Tết, mọi nhà lại làm một cái lễ gọi là cúng đưa để kết thúc ngày Tết. Tóm lại, lễ Tết của người Việt mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống, nó thể hiện đạo lý nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, và cũng là sợi dây gắn kết tình cảm trong gia đình, dòng tộc và xã hội.
Ngày Tết đối với người Việt đông vui nhất, nhộn nhịp nhất là tục du xuân. Thời khắc năm mới, vạn vật tốt tươi vì thế người Việt có tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết. Nhiều người chọn những ngôi chùa ở xa và nổi tiếng linh thiêng để kết hợp du xuân, vãn cảnh chùa.Ngày Tết đối với người Việt đông vui nhất, nhộn nhịp nhất là tục du xuân. Thời khắc năm mới, vạn vật tốt tươi vì thế người Việt có tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết.
Người Việt cho rằng, đến với cửa chùa vào ngày đầu năm mới là đến với sự thánh thiện, thanh tao để rũ bỏ những điều phiền muộn, lo toan của năm cũ, và mong chờ vào những điều mới tốt đẹp hơn trong năm mới.
Ngoài đi chùa, người Việt còn đi hội. Việt Nam có hơn 8000 lễ hội hằng năm, đa phần các hội đều tổ chức vào mùa xuân với mục đích tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công dựng làng, mở nước. Người Việt du xuân đi hội không chỉ để vui chơi mà còn là cách thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về những kỳ tích của cha ông trong việc dựng nước, giữ nước từ nghìn xưa để lại.