Tên lửa nhiên liệu rắn lớn nhất Trung Quốc sẽ được phóng trong năm 2019

Việc phóng tên lửa nhiên liệu rắn lớn nhất theo kế hoạch dự kiến sẽ thúc đẩy ngành không gian Trung Quốc phát triển mạnh trong thời gian tới
Việc phóng tên lửa nhiên liệu rắn lớn nhất theo kế hoạch dự kiến sẽ thúc đẩy ngành không gian Trung Quốc phát triển mạnh trong thời gian tới
TPO - Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã yêu cầu giới lãnh đạo sớm phê chuẩn luật không gian vũ trụ để thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại không gian, cũng như tích cực tìm kiếm các tài năng xuất chúng trong lĩnh vực này.
Lĩnh vực không gian tư nhân tại Trung Quốc được dự báo sẽ có nhiều cơ hội mới trong năm 2019. Theo đó, "quốc gia tỷ dân" sẽ phê chuẩn bộ luật và các điều khoản trong lĩnh vực không gian tư nhân, để hỗ trợ ngành thương mại không gian phát triển, được kỹ sư tên lửa trình độ cao Hu Shengyun thuộc Tổ hợp Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc tỉnh Hà Bắc phát biểu. Theo ông Hu, dự kiến ngành du lịch không gian sẽ được Trung Quốc lên kế hoạch, có thể thu lợi nhuận hàng năm lên đến 30 tỷ Nhân dân tệ (4,6 tỷ USD) kể từ năm 2020.
Đáng chú ý, ông Hu cũng tiết lộ tên lửa nhiên liệu rắn lớn nhất Trung Quốc Kuaizhou-11 được dự kiến phóng lần đầu tiên trong năm nay. Loại tên lửa mới thuộc dòng Kuaizhou này là tên lửa đẩy mang mục đích thương mại đầu tiên của Trung Quốc. Kuaizhou có giá thành rẻ, song đảm bảo độ tin cậy cao, cũng như có thời gian chuẩn bị ngắn. Với khối lượng khoảng 78 tấn, tên lửa này được thiết kế để phóng tại vùng giữa Trái Đất và các vệ tinh của Mặt Trời.
Nhà sáng lập và là CEO Xiaomi Lei Jun, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc chia sẻ với truyền thông rằng, Trung Quốc hiện nay là cường quốc không gian duy nhất chưa có bộ luật hoàn chỉnh về lĩnh vực này. Theo đó, việc tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho ngành không gian sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia lĩnh vực vẫn còn rất mới mẻ và có tiềm năng lớn. Ông Lei cũng cho rằng, chính phủ nên mở rộng thị trường không gian cho các công ty tư nhân, cũng như tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này. Hiện có khoảng 29 quốc gia đã có luật và các điều khoản về lĩnh vực không gian.
Tại Trung Quốc, các cơ quan không gian thường được chính phủ tài trợ. Ngành thương mại không gian bắt đầu được hình thành từ đầu thế kỷ XXI.. Năm 2017, có khoảng 443 vệ tinh được phóng, trong đó 267 vệ tinh thương mại, cùng 26/49 tên lửa phóng thuộc về các công ty tư nhân. Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã công bố bản báo cáo về nhân sự tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học, vũ trụ tại Trung Quốc. Mức lương trung bình của giới khoa học vũ trụ vào khoảng 91.000 Nhân dân tệ, tăng khoảng 22,7 so với năm 2012.
Theo Theo Sputniknews
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.