Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh thành công xuống nửa tối Mặt trăng

Ảnh cận cảnh đầu tiên ở vùng tối của Mặt trăng do tàu thăm dò của Trung Quốc gửi về. (Ảnh: Xinhua)
Ảnh cận cảnh đầu tiên ở vùng tối của Mặt trăng do tàu thăm dò của Trung Quốc gửi về. (Ảnh: Xinhua)
TPO - Sáng nay 3/1, chương trình chinh phục vũ trụ của Trung Quốc đạt được cột mốc mới khi tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 4 của nước này vừa hạ thành công xuống nửa tối của Mặt trăng, khu vực chưa từng được khám phá trước đó.

Tàu vũ trụ và tàu đổ bộ Mặt trăng đi vào quỹ đạo hình elip của Mặt trăng sáng Chủ nhật vừa qua, và hạ cánh xuống gần cực nam của Mặt trăng vào sáng nay, SCMP đưa tin.

Hằng Nga 4 được phóng lên bằng tên lửa Trường Chinh 3B hôm 8/12 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Nó đi vào quỹ đạo 4 này sau đó.

Robot này mang theo một bộ thiết bị dùng để ghi ghép và xác định địa chất ở vùng tối của Mặt trăng, cũng như các thiết bị để tiến hành thí nghiệm sinh học.

Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết nhiệm vụ khoa học của tàu Hằng Nga 2 bao gồm quan sát thiên văn bằng sóng radio tần số thấp; khảo sát địa hình và cấu trúc đất; phát hiện thành phần khoáng; đo phóng xạ và nguyên tử trung tính. Tất cả đều nhằm tăng cường hiểu biết về môi trường ở vùng tối của Mặt trăng.

Ông Long Xiao, một nhà khoa học địa chất tại ĐH Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán, nói rằng nơi hạ cánh cho tàu Hằng Nga 4 được chọn trong lòng chảo cực nam-Aitken, cấu trúc lớn nhất, sâu nhất và cổ xưa nhất của Mặt trăng. Những đo đạc về độ sâu và trọng lực cho thấy tác động rất lớn có thể làm lộ ra lớp phủ Mặt trăng.

Dữ liệu tàu Hằng Nga 4 thu được có thể làm sáng tỏ lịch sử của lòng chảo này. Ông Long cho biết các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể nghiên cứu thành phần một tảng đá đã tan chảy trong lòng chảo sau khi cấu trúc này hình thành, cũng như những vật liệu trên lớp phủ trên cùng.

Hằng Nga 4 cũng sẽ trồng rau và hoa trong một thùng kín gió, theo mô hình thí nghiệm có sự tham gia của 28 trường đại họ Trung Quốc, dẫn đầu bởi ĐH Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc.

Sứ mệnh của tàu Hằng Nga 4 là cuộc thám hiểm đầu tiên trên thế giới đến vùng không bao giờ đối diện với Trái đất của Mặt trăng. Tất cả các chuyến thám hiểm Mặt trăng trước đó đều chỉ đến nửa gần Trái đất vì nhiệm vụ đó dễ dàng hơn và có thể duy trì liên lạc radio trực tiếp với Trái đất.

Thành công của sứ mệnh Hằng Nga 4 sẽ đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn thứ hai của chương trình khám phá Mặt trăng (CLEP), một trong 16 chương trình công nghệ chìa khóa mà chính phủ Trung Quốc vạch ra.

Theo CLEP, Trung Quốc đến năm 2020 sẽ phóng Hằng Nga 5, tàu vũ trụ có thể quay về Trái đất sau khi thu thập mẫu vật và khảo sát Mặt trăng.

Ngoài các thiết bị khoa học nội địa, tàu Hằng Nga 4 còn sử dụng 4 tải trọng do các nhà khoa học đến từ Hà Lan, Đức, Thụy Điển và Ả-rập Xê-út phát triển.

Theo theo SCMP
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.