Tên lửa đạn đạo – ‘thanh gươm hạt nhân’ Nga có còn sắc?

Tên lửa đạn đạo – ‘thanh gươm hạt nhân’ Nga có còn sắc?
TPO - Nền tảng các lực lượng hạt nhân chiến lược của nước Nga trong tương lai xuyên suốt đến giai đoạn 2045-2050 sẽ bao gồm các tổ hợp Tôpôl-M, Iarx, Bulava...

Tên lửa đạn đạo – ‘thanh gươm hạt nhân’ Nga có còn sắc?

TPO - Nền tảng các lực lượng hạt nhân chiến lược của nước Nga trong tương lai xuyên suốt đến giai đoạn 2045-2050 sẽ bao gồm các tổ hợp Tôpôl-M, Iarx, Bulava...

Tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm chiến thắng phát xít 9/5 ở Matxcơva không thể thiếu Lực lượng bộ đội tên lửa chiến lược, thanh kiếm răn đe và trừng phạt của Nga.

Nền tảng các lực lượng hạt nhân chiến lược của nước Nga trong tương lai xuyên suốt đến giai đoạn 2045-2050 sẽ bao gồm các tổ hợp “Tôpôl-M”, “Iarx”, “Bulava”- thành quả nghiên cứu của Viện công nghệ Matxcơva và những phiên bản phát triển tương lai của các tổ hợp này. Vì thế, trong vài năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều hiện tượng lợi dụng chủ đề khả năng chiến đấu của những tổ hợp này, và cả sự hợp lý hay bất hợp lý của việc sử dụng chúng để thay thế cho các hệ thống tên lửa cũ, tác giả bài viết này mong muốn làm rõ thêm đôi điều về một số khía cạnh kĩ thuật của vấn đề này. Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực tên lửa. Bài viết của tôi dựa trên thông tin từ những nguồn công khai và những gì về vấn đề này mà tổng công trình sư của những hệ thống nêu trên- Iuri Xôlômônôv và một số giới chức Bộ Quốc phòng đã nói vào những thời điểm khác nhau.

Tên lửa đạn đạo – ‘thanh gươm hạt nhân’ Nga có còn sắc? ảnh 1
Tên lửa đạn đạo Topol-M diễu binh trên quảng trường đỏ
Tên lửa đạn đạo Topol-M diễu binh trên quảng trường đỏ.

Các tổ hợp “Iarx” và “Bulava” thuộc thế hệ mới-thế hệ thứ 5 của các tổ hợp tên lửa chiến lược. Tổ hợp“Iarx” với tên lửa nhiên liệu rắn 3 tầng PS-24 được đưa vào trang bị năm 2009 và là sự phát triển tiếp theo của tổ hợp “Tôpôl-M”. Theo so sánh với “Tôpôl-M”, trong cấu trúc của“Iarx” có sử dụng tới 50% các chi tiết mới. Tên lửa được trang bị bộ phận đầu đạn tự phân chia với số lượng đầu đạn, theo những bức ảnh từ nhà máy Bôtkinxki, có tới 9 đầu đạn. Tầm bay tối đa của PS-24 đạt khoảng 10.000-11.000 km. Trọng lượng phóng 1.200-1.5000 kg. Nhờ việc sử dụng hỗn hợp nhiên liệu mới, tên lửa có tốc độ lớn hơn nhiều so với những tổ hợp thế hệ trước. Điều này cho phép nó đạt được độ cao nhanh hơn nhiều trước thời điểm các vệ tinh trinh sát vũ trụ của đối phương ghi nhận được vụ phóng.

Tổ hợp phương tiện đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của PS-24 bao gồm các mục tiêu giả và những trang thiết bị kỹ thuật khác. Không có những thông tin chính xác hơn về tổ hợp tên lửa này. Có những thông tin về các phương tiện đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tổ hợp “Tôpôl-M”. Cụ thể, các mục tiêu giả và các khối chiến đấu không thể phân biệt được trên toàn bộ dải tần bức xạ điện từ (quang học, laze, hồng ngoại, ra đa), điều này trên thực tế cho phép tạo giả những đặc tính của các khối chiến đấu theo toàn bộ các dấu hiệu tùy chọn trên chặng bay ngoài khí quyển, chặng chuyển tiếp và phần lớn chặng bay trong khí quyển của nhánh đi xuống trong quỹ đạo bay của các bộ phận chiến đấu của tên lửa, bền vững trước các nhân tố sát thương của vụ nổ hạt nhân và bức xạ laze công suất siêu lớn với năng lượng hạt nhân.

Lần đầu tiên các mục tiêu giả được thiết kế, có khả năng chống lại ra đa với siêu giải pháp. Những thiết bị làm sai lệch các thông tin đặc thù của đầu đạn bao gồm thiết bị che đỡ hấp thụ sóng điện từ (kết hợp với thiết bị giữ nhiệt) GTX, các máy phát nhiễu chủ động, các nguồn khí thải của phương tiện bay tạo ra bức xạ hồng ngoại…Sở chỉ huy chiến lược của lực lượng phòng thủ chống tên lửa cần phải tăng đáng kể thời gian cần thiết để đối phó với đối tượng tác chiến dự kiến sắp tới do phải dò tìm thiết bị che đỡ hấp thụ sóng điện từ GTX trong số rất nhiều mục tiêu giả và nhiễu, như vậy, xác suất đánh chặn GTX sẽ giảm đi đáng kể. Có thể là, tổ hợp phương tiện đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của PS-24 sẽ còn được hoàn thiện hơn nữa. Iuri Xôlômônôv tuyên bố rằng, Ở “Iarx” mỗi khối chiến đấu có một hệ thống dẫn đường riêng, và quỹ đạo bay của nó thường xuyên được thay đổi. Và các tên lửa “Patriot” của Mỹ và các phiên bản châu Âu của chúng không thể bắn hạ loại đạn dược như thế.

Sau cuộc tập trận “Bezopaxnoxch -2004” (“An ninh-2004”), Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, sẽ đưa vào trang bị của bộ đội tên lửa chiến lược “các tổ hợp trang bị kỹ thuật mới nhất, đủ khả năng tiêu diệt những mục tiêu ở chiều sâu liên lục địa với tốc độ siêu thanh, độ chính xác cao và khả năng cơ động lớn về độ cao và hướng”. Tiếp đó ông Putin nhấn mạnh rằng, trong thông báo của ông không có những từ hú họa, mỗi từ trong số đó đều có ý nghĩa. Có khả năng, tuyên bố này liên quan tới chính tổ hợp “Iarx”. Có lẽ sau khi tầng thứ 3 của PS-24 kết thúc hoạt động, các khối chiến đấu sẽ được tách ra khỏi tầng này, bay tiếp trong đám bụi của những mục tiêu giả, còn các mục tiêu giả đã ở chặng đi xuống trong khí quyển của quỹ đạo tụt lại phía sau trong luồng khí ngược chiều, những cơ cấu tự động điều khiển của các đầu đạn bắt đầu hoạt động cho phép chúng cơ động ở tốc độ siêu thanh một cách chủ động. Tất cả những điều đó làm cho việc đánh chặn loại đạn dược này cà hiện nay và trong tương lai chắc gì đã là điều có thể.

Tên lửa liên lục địa 3 tầng nhiên liệu rắn “Bulava” bố trí trên hạm được bắt đầu nghiên cứu vào năm 1998, hiện được đưa vào trực chiến - thực nghiệm. Tầm bắn tối đa đạt 8.000-9.000 km. Trọng lượng phóng tối đa - 1.150 kg. Tên lửa mang tới 6 đầu đạn tự dẫn, công suất 100-150 kilo Tôn. Về việc có nhiều hiện tượng lạm dụng chủ đề các đầu đạn cơ động của “Bulava” ông Xôlômônôv trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí “Quốc phòng” đã phát biểu như thế này: “Ở đây chẳng có bí mật nào. Khi chúng ta nói về các khối chiến đấu cơ động, thì tất cả những bộ phận này đều được ghi nhận bằng thông tin viễn thám và là mục tiêu có thể với được của bên quan sát trong trường hợp, nếu bên đó theo dõi những vụ phóng này, trong tên lửa sử dụng những khối chiến đấu (đầu đạn) kiểu đạn đạo bình thường, mà sau khi tách khỏi tên lửa - mang tiếp tục bay trong trường hấp dẫn của trái đất như một vật rơi tự do.

Nhờ có hình dạng đặc biệt, chúng chịu lực cản khí động học nhất định, lực cản này gây ra những nhiễu động khí động học khác nhau, và những nhiễu động này làm cho đầu đạn dao động xung quanh trọng tâm, nhưng trong khi đó bản thân trọng tâm đầu đạn chuyển động theo quỹ đạo đường đạn”. Ông Xôlômônôv cũng tuyên bố: “Vào năm 2010 chúng tôi đã tiến hành một việc độc nhất vô nhị, cho phép thực hiện một bước đi mới về mặt nguyên tắc trong việc chế tạo một kiểu trang bị chiến đấu mới, đó là kết quả của việc kết hợp trang bị chiến đấu kiểu đạn đạo với các phương tiện riêng tách rời để thay thế của nó, được gọi là “chiếc xe buýt” trên những tên lửa chiến đấu.

Công trình nghiên cứu này về tổng thể sẽ đặt dấu chấm trong tất cả các cuộc đàm luận về cuộc đấu tranh của chúng ta với hệ thống phòng thủ chống tên lửa không tồn tại của đối tượng tác chiến dự kiến. Ông Xôlômônôv bổ sung: “Gần 30 năm trước đây chúng ta đã nói về khả năng thực hiện một đồ án trang bị chiến đấu như vậy như về một câu chuyện khoa học viễn tưởng”. “Và đó, vào năm ngoái chúng ta đã biến câu chuyện khoa học viễn tưởng này thành sự thật với kết quả khả quan”. Ông giải thích rằng, giờ đây “trên thực tế, tên lửa nguyên khối đồng bộ sẽ chấm dứt tồn tại khi hoạt động của của tầng hành trình cuối cùng kết thúc”. “Như đã biết, tên lửa hiện nay có một khoảng lớn thực hiện việc chia tách các đầu đạn để có những khả năng nhất định của một tên lửa tiêu diệt những mục tiêu ở xa nhau một khoảng cách đáng kể, trong trường hợp sử dụng bộ phận đầu đạn tự chia tách được”.

Hiện nay tầng chia tách - có nhiệm vụ đưa lần lượt từng đầu đạn vào quỹ đạo bay tới mục tiêu - không được sử dụng. Căn cứ vào những gì nêu trên, thì giờ đây việc chia tách đồng thời tất cả các đầu đạn được thực hiện ngay từ bệ phóng. Mỗi đầu đạn trong số chúng được dẫn bằng hệ thống điều khiển riêng và các động cơ, và sau đó bay theo quỹ đạo đường đạn. Đồng thời việc chia tách trở nên khả thi ở cự ly lớn hơn nhiều, so với khi sử dụng “xe buýt”. Nguyên lý này cho phép nâng cao rất đáng kể tính hiệu quả của tổ hợp trong các điều kiện phải đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa.

Dự án “Bulava” bị phê phán rằng, nó có tầm bắn và trọng lượng phóng nhỏ hơn các tên lửa “Trident-2” bố trí trên hạm của Mỹ và tên lửa nhiên liệu lỏng “Xineva” bố trí trên hạm của Nga. Quả thật là với tải trọng hữu ích tối đa những tên lửa này bay được cự ly tương đương như “Bulava”. Theo lời ông Iuri Xôlômônôv, việc giảm tải trọng hữu ích của tên lửa liên quan tới sức sống cao hơn của nó: bền vững trước các tác nhân sát thương của vụ nổ nguyên tử và vũ khí laze, chặng chủ động thấp và không kéo dài. Theo tuyên bố của ông “ở “Tôpôl-M” và ở “Bulava” chặng chủ động theo so sánh với các tên lửa trong nước ngắn hơn 3-4 lần, còn so với các tên lửa của Mỹ, Pháp, Trung Quốc-1,5-2 lần”.

Tầm bắn 8.000 km đủ để tiêu diệt trên thực tế bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ (ngoại trừ Florida và Nam California) hoặc bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Trung Quốc ngay cả khi phóng từ bến tàu. Từ các khu vực tuần tiễu chiến đấu tên lửa có thể tiêu diệt bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ các quốc gia này. Ngoài ra, “Bulava” cần có khả năng dẫn đường chính xác cao hơn nữa (thấp hơn vũ khí có độ chính xác cao) so với thế hệ trước để giảm nhu cầu về công suất (và, dĩ nhiên cả tổng trọng lượng phóng) của các đầu đạn của mình trong khi phải đồng thời giữ vững và đáp ứng được các yêu cầu về xác suất tiêu diệt mục tiêu.

Tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược
Tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

“Bulava” và những người sáng chế ra nó thường bị chỉ trích một cách thiếu công bằng trên các phương tiện thông tin đại chúng vì tỉ lệ % thất bại cao trong các cuộc thử nghiệm, nhưng vì sao đó người ta lại im lặng khi tỉ lệ thất bại của những lần phóng thử nghiệm nhiều tên lửa Xô viết cũng tương đương như thế. Và sau đó những tên lửa này vẫn được đưa vào trang bị và chúng đã bay không một lời chê trách. Hơn nữa, tên lửa dẫu rằng đã một lần vượt qua thử nghiệm thành công sao có thể nói về sự đúng đắn của việc thiết kế, chế tạo nó. Và chính những lần phóng đầu tiên của “Bulava” đã thành công. Như sau đó đã được làm sáng tỏ, các vấn đề trong những vụ phóng không thành công liên quan tới chất lượng đồng bộ và lắp ráp. Tên lửa cũng được thử nghiệm về những vấn đề đó để có thể hiểu được, điều gì không như thế và nếu cần thiết thì sửa chữa. Chuyện khác là, khi bắt đầu trục trặc thì tên lửa đã được đưa vào trang bị.

Về việc mua những tổ hợp “Tô pôl-M” cho tới năm 2012, mặc dù đã nghiên cứu tên lửa nhiều đầu đạn “Iarx”, ông Iuri Xôlômônôv đã nói như sau: “Đã có nhu cầu đưa vào cụm di động các tổ hợp với tên lửa kiểu đơn khối chiến đấu (một đầu đạn), bởi vì trong số những nhiệm vụ được giao cho cụm di động có cả nhiệm vụ tiêu diệt những mục tiêu được bảo vệ kiên cố”. Theo các nguồn tin khác nhau, trên “Tô pôl-M” sử dụng một đầu đạn công suất 0,55-1 mê ga tôn, còn trên “Iarx” sử dụng các đầu đạn với công suất 150-300 kilo Tôn.

Trong những năm qua đã có nhiều bàn luận về nhu cầu chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa bố trí dưới giếng lò để thay thế cho các loại tên lửa cũ như “Voievôđa” và “Xtilet”. Nhưng có lẽ là sau khi thay đổi lãnh đạo Bộ Quốc phòng, những kế hoạch này cũng đã được thay đổi. Và trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên kênh “Đôjđ”, khi nói về những nghiên cứu tương lai Phó thủ tướng Đmitri Rôgôdin đã tuyên bố rằng “ông không biết rõ về tên lửa mới”. Có thể là, quan điểm dựa vào các tổ hợp tên lửa bố trí dưới giếng lò để bảo đảm sự kiềm chế chiến lược không hợp lý đã ảnh hưởng tới quyết định từ bỏ việc nghiên cứu tên lửa hạng nặng mới. Đặc biệt là trong bối cảnh vũ khí có độ chính xác cao, bán kính hoạt động lớn đang được ráo riết nghiên cứu, chế tạo tại Mỹ. Rất có thể, quyết định về việc nghiên cứu, chế tạo tên lửa nhiên liệu lỏng mới trước đây đã được thông qua vì chiều theo những lợi ích cá nhân của một số nhà lãnh đạo.

Về các hệ thống sản phẩm nghiên cứu tương lai của Viện công nghệ Matxcơva- những loại vũ khí sẽ được đưa vào trang bị sau năm 2016, thì hoạt động sẽ hướng vào việc hoàn thiện những tổ hợp hiện có, và chủ yếu liên quan tới việc phát triển trang bị chiến đấu của chúng. Đồng thời trên xe Kamaz sẽ tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm “Sàn” theo hướng chế tạo khung bệ mới phù hợp với nền đất dành cho các cụm tổ hợp tên lửa di động. Theo so sánh với khung bệ cũ được sản xuất tại nhà máy ô tô Kamaz thì nhiều đặc tính sử dụng sẽ được cải thiện, nhiều công nghệ mới, chẳng hạn liên quan tới khả năng ngụy trang, giữ bí mật, sẽ được áp dụng…

Có thể bổ sung thêm rằng, những biện pháp được tiến hành trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo vũ khí chiến lược cho phép chúng ta nhìn vào tương lai với sự vững tin. Những biện pháp này cho phép tên lửa của chúng ta vượt qua mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa, kể cả những hệ thống đang có kế hoạch chế tạo. Còn việc, các tổ hợp tên lửa bố trí trên bệ phóng di động sẽ giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc cụm tên lửa di động tương lai của bộ đội tên lửa chiến lược, sẽ không cho đối tượng tác chiến dự kiến một giây nào được phép nghi ngờ rằng, nó sẽ bị tiêu diệt trong những hành động đáp trả.

Đỗ Ngọc Inh

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.