Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội

TPO - Những người lao động tại chợ cá Yên Sở (Sở Thượng, Hoàng Mai) gồng mình làm việc mưu sinh vì phải dùng tay trần thò vào mò bắt cá trong chậu nước lạnh hay thậm chí phải bê những khối đá to lạnh cóng để ướp cá dưới trời rét đậm tại Hà Nội.
Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 1

Theo ghi nhận của Tiền Phong, chợ cá Yên Sở tấp nập người ra vào từ 5h sáng, đây là chợ đầu mối cung cấp cá lớn nhất tại Hà Nội

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 2
Những tiểu thương, thương lái và người làm thuê tại đây có mặt từ rất sớm để chuẩn bị và vận chuyển cá cho các cơ sở kinh doanh. Chợ cá Yên Sở mở 24/7, thời gian nhộn nhịp nhất là từ 1 giờ đêm đến 6 giờ sáng.
Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 3

Nhiều thương lái đến từ rất sớm để chọn được những mẻ cá tươi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng mua lẻ. “Giá cá trắm đen tại đây có giá buôn từ 90.000 - 105.000 đồng/cân, còn cá chép giá từ 50.000 đồng/cân, hiện tại giá đang ổn định so với thị trường”, người phụ nữ chia sẻ.

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 4

Để chọn cá tươi, những thương lái tại chợ phải đến từ rất sớm: “Để chọn được cá tươi phải chọn những con cá có mắt trong suốt, mang hồng, vẩy có lớp óng ánh và da không có màu lạ. Thời tiết Hà Nội lạnh như này chúng tôi vẫn phải dùng tay trần để cảm nhận và chọn cá”.

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 5

Những khối đá nặng khoảng 40kg được người phụ nữ chặt làm ba để tiện di chuyển. Đá ở đây để làm mát bể cũng như để ướp cá cho cá được tươi khi di chuyển đường dài. “Vào những trời trở lạnh, thì lượng đá bán ra cũng sụt giảm, trước mùa hè tôi sẽ bán được tầm 400-500 cây, còn mùa đông chỉ được khoảng 100-150 cây, số lượng bán ra kém cộng với tiền lãi ít nên tôi phải làm từ 1 giờ sáng đến 12 giờ trưa mới đủ thu nhập mỗi ngày. Nhiều hôm làm đá nước đá tan, chảy vào trong áo có lúc lạnh đến thấu xương”, chị Tâm chia sẻ.

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 6

Những người lao động tại đây dù trời mùa hè hay mùa đông đều dùng tay trần làm những việc như chọn cá và khiêng đá.

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 7

Anh Khái (Thường Tín, 46 tuổi) cùng người vợ của mình có mặt tại chợ cá Yên Sở từ sớm để chọn được mối cá tươi cũng như giá thành hợp lý để bán cho khách: “Tôi đã theo nghề được 10 năm, công việc này đòi hỏi sự chịu khó vì thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm, ngại nhất là đi lại vào thời tiết mùa đông như thế này, hai vợ chồng chúng tôi nhiều hôm phải mặc mấy cái áo mưa mà vẫn thấy rét”.

Tay trần bê đá, bắt cá mưu sinh trong cái rét tê tái tại Hà Nội ảnh 8

Nghề nào cũng có nỗi vất vả riêng, những người lao động theo nghề lâu năm tay thường xuyên gặp những vết thương như tiếp xúc với nước nhiều tay phồng rộp, những con cá rô phi đâm vào tạo những vết sẹo chi chít.

MỚI - NÓNG
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
TPO - Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước. 
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
Bình Dương nói về việc đấu giá trụ sở cũ
TPO - UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tổng quỹ đất công gồm 113 khu với tổng diện tích 22.152 ha, trong đó sẽ thực hiện đấu giá 38 khu đất với diện tích 392 ha. Riêng trong quý 4/2024, Bình Dương lên kế hoạch đấu giá 10 khu đất với tổng diện tích 8,3 ha  Những vị trí đất đấu giá có mục đích sử dụng phù hợp, các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch.