Xu thế tất yếu
Theo đánh giá của giớ chuyên môn, với khả năng kết nối của Grab tại 36 tỉnh thành với dịch vụ Grabtaxi, các hãng taxi truyền thống hoàn toàn có lợi thế chủ động để gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí quản trị trong khi vẫn có thể làm chủ cuộc chơi của mình với dàn xe có gắn mào và đồng hồ tính cước như taxi thông thường. Lái xe và giá cước vẫn thuộc quản lý của hãng taxi truyền thống, chỉ có lượng khách đặt xe là mở rộng hơn nhờ nguồn dữ liệu khách hàng “siêu khủng” của Grab.
Ông Khổng Mạnh Võ, Giám đốc taxi Quyết Tiến cho biết: “Ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải để nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp taxi truyền thống. Đó là xu thế không thể nào thay đổi được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa như taxi Quyết Tiến không thể có đủ tiềm lực tài chính để phát triển ứng dụng công nghệ riêng của mình. Chưa kể sau đó còn phải bỏ ra số tiền rất lớn để làm chi phí maketting, nhận diện thương hiệu cho ứng dụng đó. Vì vậy, việc “bắt tay” với các ứng dụng được nhiều người biết đến như Grab Taxi là chiến lược để hai bên cùng thắng.
TS Chung Thành Tiến, Chuyên gia kinh cho rằng: “Khách hàng luôn có sự lựa chọn sử dụng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực taxi là một điều tất yếu mà các hãng cần thực hiện. Nếu không thay đổi và thích nghi với xu thế phát triển thì các hãng taxi truyền thống sẽ tụt hậu, chậm phát triển. Chính phủ cũng nên tạo điều kiện về mặt thủ tục pháp lý để đẩy mạnh quá trình phát triển cho các hãng taxi thông thường có thể "đuổi kịp" quá trình hiện đại hóa 4.0”.
Doanh thu tăng 30% nhờ Grab
Ông Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc BlueTaxi KonTum cho biết khi nhận được lời mời hợp tác của Grab, ông đồng ý ngay vì nhận thức được công nghệ là nhu cầu, xu thế của người tiêu dùng, taxi truyền thống nếu không thay đổi, đuổi kịp cái mới thì sẽ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Bên cạnh đó, Grab cũng là đơn vị có danh tiếng, uy tín, vị trí trên thị trường nên hoàn toàn có thể tin tưởng được.
Theo ông Vũ, việc kết hợp với Grab triển khai GrabTaxi giúp BlueTaxi có thêm được một số lượng đáng kể, đặc biệt là đối tượng khách khó tính, khách yêu thích công nghệ. Doang thu của công ty từ đó cũng tăng lên, ít nhất từ 30 - 40% so với việc hoạt động theo mô hình taxi truyền thống đơn thuần.
Cái “bắt tay” mang lại nhiều tiện ích cho người dẫn đầu!
Các chuyên gia cho rằng việc taxi truyền thống bắt tay cùng một “ông lớn” công nghệ như Grab sẽ mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm và lợi thế của công nghệ mang lại khi kết hợp với các hãng taxi như: nền tảng tối đa hoá hiệu suất sử dụng xe, tăng thu nhập cho tài xế, trong khi vẫn đảm bảo hệ cơ chế điều hành qua tổng đài của mình... Trước đây khách hàng muốn bắt xe phải tốn tiền gọi điện thoại lên tổng đài. Sau đó, khách phải ngồi chờ một cách rất thụ động đợi xe đến đón, thì với ứng dụng công nghệ GrabTaxi, khách hàng có thể biết trước khoảng bao lâu xe sẽ tới đón và giá tiền ước tính cho đoạn đường đi của mình.
Nhìn từ những ưu điểm này, nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao ý tưởng của Grab về một sự hợp tác để đôi bên cùng thắng giữa Grab và Vinasun trong cuộc chiến tốn quá nhiều giấy mực suốt hơn 9 tháng qua. Trong phiên xử cuối tháng 11/2018 vừa qua, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam đã một lần nữa nhấn mạnh mong muốn cùng hợp tác với Vinasun, ngưng "chiến tranh" để hướng đến lợi ích chung của người dùng.
Nói về lợi ích của sự hợp tác chung, TS kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng: "Đây rõ ràng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Cạnh tranh lành mạnh không phải triệt tiêu nhau mà là cùng kết hợp để tạo ra khả năng cạnh tranh, Đó mới là cách hành xử văn minh, hướng tới người tiêu dùng".
Theo TS Lương Hoài Nam, Vinasun đang là công ty taxi lớn nhất ở TP.HCM nhưng hoạt động theo mô hình truyền thống, dù có ứng dụng (app) công nghệ nhưng chưa thành công. Trong khi đó, Grab là công ty công nghệ cung cấp nền tảng rất mạnh giúp việc kết nối với khách hàng thật sự nhanh chóng và tiện lợi. Bên cạnh đó, dịch vụ đầu tiên khi Grab vào Việt Nam - GrabTaxi là ứng dụng, nền tảng platform chuyên phục vụ các công ty taxi, giúp doanh nghiệp taxi vẫn giữ được cách tính cước, mô hình truyền thống nhưng được bổ trợ thêm bởi các tính năng kết nối mạnh tới người tiêu dùng. Như vậy khách hàng sẽ hướng tới Vinasun nhiều hơn và tính năng phản hồi về dịch vụ mà Grab cung cấp sẽ giúp Vinasun hoàn thiện về chất lượng dịch vụ cũng như tài xế. Một thương vụ mà cả hai bên đều được mà không mất.
Bộ GTVT khuyến khích ứng dụng công nghệ
Mới đây, ngày 18/12/2018, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chính thức, trả lời Sở GTVT tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Grab về việc việc triển khai dịch vụ GrabTaxi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định, Gia Lai là hoàn toàn hợp pháp.
Theo đó, Bộ GTVT khẳng định luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận tải chủ động ứng dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và tạo sự thuận lợi cho người dân. Nếu các doanh nghiệp và Hợp tác xã vận tải bằng xe taxi phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ công tác điều hành hoạt động vận tải taxi của các đơn vị mình là phù hợp, cần được khuyến khích.
Tuy nhiên các doanh nghiệp và Hợp tác xã vận tải bằng xe taxi chỉ được áp dụng đối với các phương tiện taxi đã được cấp phù hiệu theo quy định, báo cáo về Sở GTVT Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định, Gia Lai trước khi triển khai thực hiện, phải chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch giữa các đơn vị kinh doanh vận tải và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Sở GTVT Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai phối hợp Công an tỉnh và cơ quan chức năng có liên quan tổ chức buổi làm việc với các đơn vị vận tải taxi, Hiệp hội vận tải trên địa bàn để trao đổi làm rõ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải hành khách bằng taxi.
Siêu Nhân
Sẽ có lợi khi tất cả đều cạnh tranh công bằng
Thích Trả lời