Tàu Noah vượt đại hồng thủy được chôn cất ở đâu

Thuyền Noah vượt đại hồng thủy được nhiều người tin là sự kiện lịch sử có thật. Ảnh minh họa: YouTube.
Thuyền Noah vượt đại hồng thủy được nhiều người tin là sự kiện lịch sử có thật. Ảnh minh họa: YouTube.
Một chuyên gia địa chất tin chắc núi Ararat ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tàu Noah vượt đại hồng thủy đã đậu lại sau thảm họa.

Hơn 100 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới cùng tham gia hội nghị khoa học quốc tế kéo dài ba ngày về núi Ararat và tàu Noah ở Ağrı, Thổ Nhĩ Kỳ, để xác định vị trí cuối cùng của con tàu, Express hôm qua đưa tin.

"Mục đích của tôi là ghé thăm những địa điểm quanh ngọn núi để tìm kiếm manh mối về sự kiện thảm họa trong quá khứ", giáo sư Raul Esperante ở Viện Nghiên cứu Khoa học địa chất nói.

Năm 2010, một nhóm nhà thám hiểm Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành khám phá khu vực và tìm kiếm tàn tích của con tàu. Sau vài tuần, họ tuyên bố đã tìm thấy những mẩu gỗ từ một cấu trúc dạng tàu ở độ cao 4.000 mét trên núi Ararat. Đây là đỉnh núi cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ với độ cao hơn 5.100 mét.

Tàu Noah vượt đại hồng thủy được chôn cất ở đâu ảnh 1

Các nhà thám hiểm tuyên bố tìm thấy con tàu Noah nằm ở gần đỉnh của ngọn núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: National Geographic.

Đội thám hiểm khẳng định họ đã thực hiện xác định niên đại bằng phóng xạ carbon trên mẩu gỗ và kết luận mẫu vật 4.800 năm tuổi, cùng thời kỳ tàu Noah ra đời. Con tàu được cho là dài 157 mét, rộng 26 mét và cao 16 mét.

Theo Kinh Thánh, con tàu Noah đã bảo vệ Noah cùng gia đình ông và các loài động vật trên Trái Đất trong trận đại hồng thủy tiêu diệt gần hết nhân loại. Nhiều người theo đạo Cơ đốc tin rằng sau trận lụt, tàu Noah dạt về núi Ararat và bị chôn vùi bên dưới lớp tuyết và tro bụi núi lửa. 

Giáo sư Esperante tin chắc phát hiện này có tính xác thực kêu gọi nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc và chuyên sâu hơn trong khu vực.

Nicholas Purcell, giảng viên lịch sử cổ đại ở Đại học Oxford, Anh, cho rằng những tuyên bố về phát hiện là vô nghĩa. "Nếu nước lụt bao phủ đại lục Á-Âu dưới độ sâu 3.700 mét, những xã hội phức tạp như Ai Cập và Lưỡng Hà tồn tại như thế nào?", Purcell nói.

Tiến sĩ Andrew Snelling ở Đại học Sydney cũng cho rắng núi Ararat không thể là nơi lưu giữ xác tàu vì ngọn núi hình sau khi nước lụt rút đi. Nhà khảo cổ học người Anh Mile Pitt cho rằng các nhà thám hiểm chưa đưa ra bằng chứng thuyết phục. "Nếu có một trận lụt có thể thể nâng một con tàu khổng lồ lên sườn núi cao 4.000 mét cách đây 4.800 năm, tôi nghĩ sẽ có chứng cứ địa chất về sự kiện trên khắp thế giới nhưng thực tế không có", Pitt cho biết.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG