Tàu ngầm phi nguyên tử Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa BrahMos

Tàu ngầm phi nguyên tử Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa BrahMos
TPO-Bộ Quốc phòng Ấn Độ yêu cầu các tàu ngầm thuộc dự án 75I được mời thầu quốc tế phải trang bị tên lửa Nga-Ấn BrahMos. Trị giá gói thầu ký kết với 6 tàu ngầm phi nguyên tử mới là 12 tỷ USD.
Tàu ngầm phi nguyên tử Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa BrahMos ảnh 1

Liên quan tới yêu cầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ khi đưa ra điều kiện phải trang bị tên lửa BrahMos cho các tàu ngầm phi nguyên tử mới của nước này, theo trang tin quân sự vpk-news của Nga.

Các công ty phương Tây tham gia dự thầu lần này là: Công ty DCNS của Pháp, Navantia của Tây Ban Nha và HDW của Đức. Tuy nhiên, các công ty phương Tây hiện đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía những nhà sản xuất tàu ngầm Nga.

(BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Nó được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không)).

Tàu ngầm phi nguyên tử loại Amur được phía Nga đề xuất tham gia dự thầu cũng cần được cải biến đáng kể mới có thể trang bị được tên lửa BrahMos.

Trong khi đó chưa nhà thầu của các công ty phương Tây nào đưa ra bình luận liên quan tới khả năng bố trí tên lửa Nga-Ấn cho các tàu ngầm của mình.

6 tàu ngầm phi nguyên tử mới sẽ được mua cho Hải quân của Ấn Độ bị hạn chế bởi một hiệp ước về kiểm soát kỹ thuật tên lửa. Theo đó, các tên lửa này sẽ bị hạn chế không vượt quá tầm xa 300km.

Tên lửa BrahMos với tầm xa nhỏ hơn 300km được sản xuất tại Ấn Độ là loại tên lửa phù hợp nhất đối với các tàu ngầm phi nguyên tử mới. – đại diện của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh.

Những tàu ngầm phi nguyên tử mới có tốc độ khi nổi là 12 hải lý/h còn khi lặn là 19 hải lý/h. Chúng có thể bơi từ 50 – 60 ngày đêm khi nổi và 20 – 30 ngày đêm khi chìm với vận tốc 4 hải lý/h.

Hai trong số 06 tàu này sẽ được đóng tại các xưởng đóng tàu của công ty thắng thầu, còn 04 chiếc còn lại sẽ được đóng theo giấy phép tại các nhà máy đóng tàu của quốc gia.

Sau vụ mất mát tàu ngầm Sindhurakshak do Nga sản xuất, hiện số lượng các tàu ngầm phi nguyên tử của hải quân Ấn Độ còn dưới 11 chiếc.

Trong năm tới, những tàu ngầm đã bị lão hóa do công ty HDW của Đức sản xuất dự định sẽ được đưa ra khỏi đội hình chiến đấu. Theo đó, số lượng đội tàu ngầm phi nguyên tử của Ấn Độ sẽ còn giảm xuống còn dưới 7 chiếc tới năm 2015.

Đối với Ấn Độ, số lượng tàu ngầm ít như vậy là không thể chấp nhận được, bởi vì Trung Quốc hiện có hơn 60 tàu ngầm phi nguyên tử.

Quế Sơn
theo vpk-news

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.