Tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng thấp nhất trong 5 TP trực thuộc TƯ

Năm 2019, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP Đà Nẵng ước tính tăng 6,47% so với năm 2018, là mức tăng khá thấp trong giai đoạn 2011 – 2019, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2019, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP Đà Nẵng ước tính tăng 6,47% so với năm 2018, là mức tăng khá thấp trong giai đoạn 2011 – 2019, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương
TPO - Năm 2019, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP Đà Nẵng ước tính tăng 6,47% so với năm 2018, là mức tăng khá thấp trong giai đoạn 2011 – 2019 (chỉ cao hơn năm 2012).

Ngày 28/12, Cục Thống kê TP Đà Nẵng tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2019.

Theo đó, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) năm 2019 ước tính tăng 6,47% so với năm trước, là mức tăng khá thấp trong giai đoạn 2011 – 2019. Tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 3 trong 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Thừa Thiên Huế và Bình Định).

Quy mô nền kinh tế đạt hơn 109 nghìn tỷ đồng, tăng gần 8,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2018. GRDP bình quân đầu người đạt 95,7 triệu/người/năm (tăng 4,37% so với năm 2018), cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Với chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”, năm 2019, thu hút đầu tư vào Đà Nẵng đạt kết quả ấn tượng. Tính đến ngày 15/12, thành phố đã thu hút được 8.830 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 691 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, đến nay, Đà Nẵng có 331 dự án đầu tư trong nước với tổng đầu tư là 104.707 tỷ đồng và 813 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,47 tỷ USD.

Tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng thấp nhất trong 5 TP trực thuộc TƯ ảnh 1 Theo báo cáo của Cục thống kê, mặc dù kinh tế Đà Nẵng trong năm 2019 vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và được đánh giá là thiếu bền vững

Năm 2019, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đà Nẵng như dệt may, sắt thép, linh kiện điện tử ... có xu hướng giảm do quy mô sản xuất bị thu hẹp. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm 2018 (đạt 2.988,4 triệu USD, tăng 0,94% so với cùng kỳ), trong đó, xuất khẩu đạt 1.623,1 triệu USD (tăng 1,68%) và nhập khẩu đạt 1.365,3 triệu USD (tăng 0,08%).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tại Đà Nẵng đạt 7,52 triệu đồng/người, tăng 44,6%  so với năm 2018.

Theo báo cáo của Cục thống kê, mặc dù kinh tế Đà Nẵng trong năm 2019 vẫn tiếp tục phát triển nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và được đánh giá là thiếu bền vững bởi kinh tế Đà Nẵng đang đối mặt với các thách thức: tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa chấm dứt cùng diễn biến thời tiết thất thưởng ảnh hưởng đến nông nghiệp...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.