Thế nào là bệnh tăng nhãn áp?
Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt làm thiệt hại thần kinh thị giác, gây mất thị lực.
Bệnh tăng nhãn áp có thể làm hỏng thị lực dần dần, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất thị giác cho đến khi bệnh trở nặng.
Chẩn đoán sớm và điều trị có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tổn thương thần kinh thị giác và những tổn thất liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, gây nên hạn chế tầm nhìn. Điều quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn là đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên để được phát hiện sớm và điều trị.
Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Đây là lý do chính tại sao những người trên 60 tuổi và ngay cả những người khỏe mạnh được khuyến cáo nên gặp bác sĩ mắt ít nhất hai năm một lần.
Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp thường là do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao mà thần kinh thị giác không thể chịu đựợc. Các dây thần kinh thị giác có chức năng mang xung thần kinh thị giác từ mắt lên đến não. Nhãn áp tăng là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và dẫn thoát của dịch lỏng bên trong nhãn cầu.
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Vì bệnh tiến triển chậm nên bạn có thể không nhận ra sự suy giảm dần của thị giác cho đến khi quá muộn và thị lực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của glocom góc mở nguyên phát bao gồm:
Mất dần thị lực ngoại vi, thường là ở cả hai mắt
Thị trường hình ống
Các triệu chứng của glocom góc đóng cấp tính bao gồm:
Đau mắt dữ dội
Buồn nôn và ói mửa (kèm theo đau mắt dữ dội)
Bị rối loạn thị giác đột ngột, nhất là trong ánh sáng yếu
Mờ mắt
Quầng quanh nguồn sáng
Mắt đỏ
Cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp
Hầu hết các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn giữ gìn sức khỏe của mắt.
Bạn cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên nếu trên 20 tuổi và có tiền sử gia đình của bệnh tăng nhãn áp.
Nếu bạn trên 60 tuổi, bạn nên khám mắt thường xuyên dù có tiền sử gia đình hay không.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương đến thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.
Theo Phương Vũ