Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn
TPO - Được xây dựng cách đây nhiều thập kỷ, bốn cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, TPHCM đang xuống cấp nghiêm trọng và có khả năng sập bất cứ lúc nào. Dù chính quyền địa phương đã kiến nghị lên các cấp nhiều lần nhưng việc cải tạo hay xây mới cầu vẫn chưa được triển khai.

Tuyến đường Lê Văn Lương được xem như đường huyết mạch nối liền TPHCM với tỉnh Long An có 4 cây cầu sắt được xây dựng cách đây cả trăm năm gồm cầu Rạch Đỉa (nối quận 7 và huyện Nhà Bè); cầu Rạch Tôm ( xã Nhơn Đức, Nhà Bè); cầu Long Kiển (xã Phước Kiển, Nhà Bè) và Rạch Dơi nối TPHCM với Long An.

Bốn cây cầu sắt được xây dựng cách đây 50-60 năm, tải trọng mỗi cây cầu chỉ khoảng từ 1-3,5 tấn. Sau thời gian dài đưa vào hoạt động, đến nay các cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều bộ phận của cầu như trụ cầu, bệ đỡ bê tông đã có dấu hiệu nghiêng ngả. Nhiều thanh thép, hành lang bảo vệ lưới thép, mặt nền cầu đều đã gỉ sét, gãy…

 Do các cây cầu này không bảo đảm khả năng chịu lực nên các phương tiện bị hạn chế tải trọng lưu thông. Mỗi khi có ô tô, xe tải chở hàng chạy qua thì mặt cầu rung lên bần bật, phát ra tiếng kêu rầm rầm.

Người dân sống quanh các cây cầu cho biết, mỗi lần phải lưu thông qua các cây cầu này là nỗi ám ảnh bởi bề rộng mặt cầu chỉ cho phép một lượt xe ba gác hoặc xe hơi qua. Khi có ô tô chạy, nhiều xe máy chạy hướng ngược lại phải nép vào lề để nhường đường, mặt cầu rung bần bật. Khả năng thông xe kém nên cảnh kẹt xe diễn ra hằng ngày, nhất là giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều.

“Mỗi lần phải chạy qua mấy cây cầu này là mỗi lần run bởi không biết cầu sập khi nào. Dù người dân đã phản ánh lên các cấp nhiều năm nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì về việc xây dựng cầu mới”, chị Nguyễn Thị Mười (xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè) nói.

Ông Nguyễn Văn Tân (tiểu thương chợ Phước Kiểng, huyện Nhà Bè) cho biết, những cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương đã xuống cấp nhiều năm nay. Người dân đã nhiều lần phản ánh, “cầu cứu” cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa có cây cầu nào được khởi công xây dựng mới. Hàng ngày ông phải chở hàng từ nhà qua 2 cây cầu mới đến chợ, đối mặt với kẹt xe, nguy hiểm khi qua cầu.

“Qua mấy cây cầu này như thử gan người đi đường. Chạy xe máy mà mặt cầu cũng kêu ầm ầm, trời mưa thì trơn trượt, sáng chiều thì kẹt xe. Đã có nhiều vụ sà lan va thành cầu, tai nạn trên cầu. May mà không có người tử vong chứ nếu chết người do sự cố ở những cây cầu này thì ai chịu trách nhiệm?”, ông Tân nói.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại trên các cây cầu sắt vào trưa 20/1.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 1

Bốn cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương đã xuống cấp nặng sau hàng chục năm sử dụng.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 2

Mặt cầu được ghép từ các tấm thép nên mỗi khi có xe chạy qua là rung bần bật, phát ra tiếng kêu và trơn trượt mỗi khi trời mưa. 

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 3

Thành cầu được ghép từ nhiều thanh sắt nay đã rỉ sét.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 4

Không chỉ chịu tải trọng xe lưu thông mà các cây cầu "cổ" này còn phải "gánh" thêm ống dẫn nước, cáp quang...

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 5

Chân cầu bằng thép và bê tông đã xuống cấp, xiêu vẹo.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 6
Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 7
Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 8

Nhiều thanh sắt trên các cây cầu này đã rỉ sét, hư hỏng nặng.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 9

Cầu Long Kiểng, xã Phước Kiểng sập khiến đoạn đường này bị phong tỏa, người dân phải đi vòng để qua bờ bên kia sông.

Tận thấy những cây cầu 'chờ sập' ở Sài Gòn ảnh 10

Người dân đã phản ánh lên các cấp nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có cây cầu nào được khởi công xây mới.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.