Tài sản của tỷ phú giàu nhất Singapore ‘bay màu’ vì chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chỉ vài tháng trước, người giàu nhất Singapore Forret Li sở hữu khối tài sản lên đến 22 tỷ USD. Giờ đây, ông trở thành người thua nhiều nhất trong cú rơi tự do của thị trường, khiến hơn 1 nghìn tỷ USD của 500 người giàu nhất thế giới bị thổi bay.
Tài sản của tỷ phú giàu nhất Singapore ‘bay màu’ vì chứng khoán ảnh 1

Tài sản của Forret Li (trái), người giàu nhất Singapore, giảm từ 22 tỷ USD xuống 4,4 tỷ USD vì những chao đảo trên thị trường chứng khoán. (Ảnh: SEA)

Nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Sea hứng hàng loạt cú sốc: làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ, đình trệ hoạt động thương mại điện tử ở Ấn Độ và doanh thu tụt hơn 80% so với đỉnh điểm vào tháng 10 năm ngoái.

Li vẫn giàu, với tài sản trị giá 4,7 tỷ USD, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, nhưng không đủ để ở lại top 500 người giàu nhất thế giới.

Giới đầu tư đang chuẩn bị đón tin xấu hơn. Sea dự kiến sẽ công bố doanh thu quý 1 vào cuối ngày 17/5, dự kiến mức thua lỗ kỷ lục hơn 740 triệu USD, theo ước tính của Bloomberg.

Thua lỗ ròng của Sea bắt đầu từ cuối năm ngoái, khi tập đoàn này triển khai kế hoạch mở rộng.

Sự lao dốc của Sea cho thấy tính bất ổn của việc làm giàu nhanh chóng trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, khi các tập đoàn công nghệ hưởng lợi từ nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến, như nền tảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến của Sea. Lãi suất tăng và căng thẳng xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine càng làm tổn thương thị trường chứng khoán.

Không chỉ Li, nhiều doanh nhân công nghệ tích lũy tài sản trong thời kỳ đại dịch cũng đang hứng tổn thất nặng nề bởi làn sóng bán tháo.

Tài sản của Eric Yuan, giám đốc điều hành của hãng ứng dụng họp trực tuyến Zoom, mất 4,4 tỷ USD trong năm nay. Tài sản của ông chủ Amazon Jeff Bezos – người giàu thứ hai thế giới – giảm gần 58 tỷ USD.

Ernie Garcia II và Ernie Garcia III, cặp cha con điều hành công ty xe qua sử dụng Carnava, mất 15 tỷ USD.

Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.