Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Khó thực hiện vì cơ chế xin cho, xin chia

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Khó thực hiện vì cơ chế xin cho, xin chia
TP - Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại Diễn đàn phục hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế: Cơ hội và thách thức, diễn ra ngày 22/11, do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức.

> 20 sếp tập đoàn nhà nước thu nhập tiền tỷ
> Lương sếp 'công ích' ở Đà Nẵng 22 triệu đồng/tháng

Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan.

Đánh giá về thời gian 2 năm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc Chính phủ cho các doanh nghiệp (DN) tự xây dựng đề án tái cơ cấu, sau đó trình lên phê duyệt, khó có được những đề án cải cách mạnh mẽ, triệt để. “Khó trông đợi các DN tự lấy đá ghè chân mình”, bà Lan ví.

Theo bà Lan, tái cơ cấu DNNN rất khó thực hiện chừng nào còn cơ chế xin-cho, xin-chia. Đặc biệt trong đầu tư - chi tiêu công và việc phân bổ các nguồn lực nhà nước.

“Khi chúng ta vẫn muốn giữ DNNN là chủ đạo thì khó nói tái cơ cấu DNNN sẽ hiệu quả”, bà Lan khẳng định. Theo chuyên gia này, từ nay tới năm 2015, nhiều cam kết mở cửa của Việt Nam với thế giới sẽ có hiệu lực, nếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ vi phạm các cam kết đã ký. Trong đó, vi phạm đầu tiên chính là việc coi DNNN là chủ đạo.

TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nội dung chính của tái cơ cấu DNNN là thu hẹp phạm vi kinh doanh, giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại các DN…

Tuy nhiên, kết quả chưa sát với nội dung và yêu cầu đặt ra. Điển hình như việc cổ phần hóa DNNN chậm, thoái vốn đầu tư ngoài ngành gặp nhiều khó khăn. “Hiện, thoái vốn của các DNNN có vẻ là để cắt lỗ, không phải để phân bổ lại nguồn lực nên kết quả đạt được không thể xem là hiệu quả của tái cơ cấu”, TS Cung nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.