Thừa nhận hiện nay hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên thị trường Việt Nam còn có những điểm hạn chế, nhưng ông Nguyễn Đăng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương cũng cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định tỷ lệ thuốc Việt Nam vi phạm chất lượng trên số mẫu lấy kiểm tra thấp hơn hẳn thuốc ngoại.
TP - Chỉ cần nhìn vào kết quả trúng thầu năm 2014-2015 của Sở YT Đắk Lắk, những người có chuyên môn trong ngành Dược dễ thấy ngay quá nhiều điểm bất hợp lý, có nhiều loại thuốc giá rẻ bị rớt thầu, nhường chỗ cho loại thuốc tương đương nhưng giá cao hơn, tốn kém thêm rất nhiều tiền thuốc khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế, và bệnh nhân (xem bảng I) .
TP - Bộ Y tế mới đây tổ chức hội nghị triển khai Chiến lược phát triển ngành dược đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu ngành dược trong nước sẽ sản xuất 80% thuốc sử dụng nội địa. Chiếm 50% thị trường thuốc, nhưng thuốc Việt đang gặp khó ở khối bệnh viện tuyến T.Ư (chỉ 14% thuốc sử dụng là hàng nội).
TPO - Dù đã có hơn 120 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt chuẩn GMP nhưng tâm lý sử dụng thuốc ngoại từ cả bác sĩ kê đơn đến người bệnh khiến cho thuốc Việt vẫn chưa được dùng rộng rãi, làm cho chi phí bệnh tật trở thành gánh nặng.
TP - Trong những năm qua, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu điều trị. Các nhà máy dược phẩm đã được đầu tư dây chuyền hiện đại, sản xuất được cả nguyên liệu kháng sinh, vắc-xin, sinh phẩm. Tuy nhiên, nhiều người dân và bác sĩ vẫn chuộng thuốc ngoại nhập.
TP - Một bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa bị tố lên UBND TPHCM và Bộ Y tế khi dùng bài thuyết trình của mình trong hội thảo do một hãng dược nước ngoài tài trợ để tuyên truyền không đúng sự thật thuốc sản xuất trong nước.
TP - Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng gần 50% nhu cầu thuốc phòng bệnh, chữa bệnh của người dân. Tại diễn đàn Người Việt Nam (VN) ưu tiên dùng thuốc VN diễn ra ngày 20-8 tại Hà Nội, Bộ Y tế nói rằng, nguyên nhân chính là do thuốc nội chưa chiếm được lòng tin của người bệnh, tâm lý sính ngoại của bác sỹ, bệnh nhân còn nặng nề, vì vậy cần giải pháp “ba cạnh”.
TP - Ngày 24-4, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược VN cho biết, qua khảo sát 12.695 lượt mặt hàng thuốc nội và ngoại nhập từ ngày 21-3 đến 21-4 cho thấy, 65 lượt mặt hàng đã tăng giá trung bình 16%.
TP - Tại hội nghị Thuốc Việt lần thứ nhất tổ chức ngày 6-5 ở TPHCM, đại diện hơn 30 doanh nghiệp dược trong nước khẳng định thuốc Việt đã đáp ứng nhu cầu của thị trường, tuy nhiên vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc do vấp phải tâm lý sính ngoại của nhiều người bệnh và việc bất cập trong kê đơn.
TP - Thuốc đặc trị bệnh hiểm nghèo của các hãng dược nước ngoài khi tới tay người bệnh ở Việt Nam luôn được cho bị thổi giá gấp hàng chục đến hàng trăm lần, nhưng người bệnh vẫn phải cắn răng mua uống.
TP - Trên 100 nhà máy sản xuất thuốc trong nước đạt chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Tổ chức Y tế Thế giới; thuốc nội chiếm hơn 50% trên thị trường... nhưng thuốc nội vẫn lép vế trước sản phẩm ngoại nhập.