TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
TPO - Luật đã bổ sung quy định về rút tiền hàng loạt, trong đó quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, bao gồm các biện pháp tự thân và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
TPO - Quốc hội yêu cầu chậm nhất đến quý II/2024, hoàn thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm; xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản để triển khai có hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
TP - Sau hơn một thập niên tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Một số mục tiêu được Ngân hàng Nhà nước đề ra và đã thực hiện như: Sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng lớn; xử lý “gánh nặng” nợ xấu của nền kinh tế, sở hữu chéo; một số ngân hàng 0 đồng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng đang có dấu hiệu quay trở lại ồ ạt, tinh vi hơn.
TP - Doanh nghiệp ma, sở hữu chéo, “rút ruột” ngân hàng… dẫn đến những hệ lụy vô cùng lớn đối với nền kinh tế, là câu chuyện được TS.Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - trao đổi với phóng viên Tiền Phong này 26/11.
TPO - “Nếu chỉ quy định thì không thể xử lý triệt để được, bởi vì quy định là để có căn cứ khi người ta sai phạm thì mình xử lý được. Quan trọng nhất đó là vấn đề tổ chức thực hiện”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu.
TPO - "Để chống sở hữu chéo, thao túng, chi phối trong hệ thống ngân hàng thì yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân, tổ chức là nào chủ sở hữu thực sự của ngân hàng”, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nói.
TPO - “Vụ SCB là bài học kinh nghiệm để xử lý câu chuyện về kiểm soát sớm. Chúng ta phải có một hệ thống cảnh báo thật sự khoa học, chuẩn mực, đồng thời phải thiết kế một mô hình giám sát, kiểm tra đủ mạnh”, ông Trịnh Xuân An - đại biểu chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh - trao đổi với PV Tiền Phong.
TPO - Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, cần bổ sung quy định tăng cường vai trò của nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
TPO - Để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng (TCTD) bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.
TPO - Theo cơ quan thẩm tra, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại và đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo.
TPO - "Tình trạng sở hữu chéo giảm mạnh từ 6 cặp xuống chỉ còn 1 cặp nhưng khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên thanh tra phải kỹ lưỡng mới phát hiện ra, cập nhật tình hình tiếp tục tái cơ cấu đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, Ban kinh tế trung ương lưu ý .
TP - Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn.
TPO - Sắp tới, Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục siết chặt việc sở hữu cổ phần của cổ đông lớn, đặc biệt trong việc sở hữu cổ phần của những ngân hàng khác, tránh tình trạng thâu tóm theo kiểu sở hữu chéo
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, tình trạng của cổ đông và nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng đã được nhận diện và xử lý, kiểm soát một bước quan trọng. Các nhóm chi phối hoạt động ngân hàng đã giảm mạnh.
TP - Mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm 2016 đã khép lại, trừ 2 nhà băng vốn tiếng tăm trong số các ngân hàng cổ phần vẫn chưa tổ chức được đại hội, đó là Eximbank và Sacombank. Nguồn cơn bắt đầu từ câu chuyện “sóng ngầm” nhân sự cấp cao của 2 ngân hàng này mà như nhận định của giới trong nghề - chính là sở hữu chéo.
Vấn đề ông chủ, cổ đông lớn thao túng ngân hàng không mới, nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để, theo như nhìn nhận của chuyên gia nhiều năm làm công tác quản lý trong ngành.
Theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thực tế hiện nay đang tồn tại 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau. Ngân hàng nhà nước sẽ xử lý thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định.
TP - Ngoài việc giá chào bán nhỉnh hơn thị giá khiến cổ phiếu mất tính hấp dẫn nhiều nhận định cho rằng, nhà đầu tư còn thờ ơ với cổ phiếu ngân hàng là do không còn độ “hot” như những năm trước. Thậm chí nhiều người còn sợ “dính” vào nhóm cổ phiếu này vì tính rủi ro cao gắn liền với tình trạng nợ xấu.
TP - Theo Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn, sở hữu chéo đang tạo ra những mảng tối trên thị trường tài chính Việt Nam. Đây cũng là vấn đề gai góc nhất khi xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngành ngân hàng.
TP - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động và triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) ngày 23-1, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu NFSC tập hợp số liệu về nợ xấu cũng như đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu, về hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng.
TP - Sở hữu chéo trong các ngân hàng có độ rủi ro cao, là mối nguy lớn cho nền kinh tế, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định.
TP - Tại diễn đàn “kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp, cơ hội vốn cuối năm 2012”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20-9, TS Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết, phần lớn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ, đảo nợ, khiến tổng dư nợ chỉ xoay quanh mức cũ.