TPO - Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025 - 2030 dự kiến 122.250 tỷ đồng; sang giai đoạn 2031 - 2035, dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình là 134.000 tỷ đồng. Một số ý kiến cho rằng, tổng mức đầu tư chương trình rất lớn, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện.
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.
TPO - Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cần đầu tư vào công nghiệp văn hóa, lấy văn hóa nuôi văn hóa, ngược lại nên giảm bớt xây dựng các công trình thể thao, văn hóa không phát huy hiệu quả.
TPO - Theo đại biểu Quốc hội, với mục tiêu đề ra, riêng Hà Nội, phải hoàn thành tu bổ, tôn tạo 21 di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 876 di tích cấp quốc gia. Đây thực sự là một “con số khủng khiếp”.
TPO - Sáng 13/5, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc tại Nhà Quốc hội. Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Phiên họp thứ 33 diễn ra trong 3 ngày, từ 13 –15/5, cho ý kiến về 14 nội dung.
TPO - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, tập trung làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện bảo đảm tính hiệu quả, khả thi.
TPO - Sáng 3/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội họp phiên toàn thể, thẩm tra về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
TPO - Tổng vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035 sau giải trình là 313.615 tỷ đồng, thấp hơn 36.385 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu (350.000 tỷ đồng). Tên chương trình cũng được điều chỉnh so với hồ sơ ban đầu.
TPO - Phát biểu khai mạc Hội thảo sáng 27/2, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu, nhà khoa học thảo luận nhằm khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
TPO - Anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn nêu ý kiến về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay, tại Hội thảo Văn hóa năm 2022.
TPO - Phát triển văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng phải ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.
TPO - GS.TS Tạ Ngọc Tấn đặt vấn đề, tại sao Hà Nội chưa có một Khải Hoàn Môn, trong khi đã bàn từ dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tại sao không có các cổng chào, biểu tượng ở vị trí 5 cửa ô ngày xưa. Tại sao có bao nhiêu danh nhân, mà không có biểu tượng ở thành phố, ở các ngã ba, ngã tư…
TP - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa 8, đề nghị “nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của sự nghiệp phát triển văn hóa thời gian qua”.
TP - Đĩa Táo quân 2013 được cấp phép. Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương cho biết, sáng 5-2 đã ký quyết định cho phép phát hành đĩa Gặp nhau cuối năm 2013-Táo quân.